Các bài tập yoga thoái hóa đốt sống cổ được xem là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả giúp giảm đau ngay tại nhà. Không chỉ có vai trò trong điều trị bệnh, tập yoga còn được áp dụng phổ biến nhờ bảo vệ sức khoẻ và cải thiện vóc dáng cho chị em phụ nữ. Nếu bạn quan tâm thì hãy cùng Medplus theo dõi bài viết này nhé!
1. Tác dụng của việc tập yoga cho tình trạng thoái hóa cột sống cổ
Quá trình làm việc cả ngày hoặc hoạt động sai tư thể có thể khiến cơ cổ chịu căng thẳng kéo dài dẫn đến cơ và dây chằng bị co rút và thắt chặt. Không chỉ gây ra những cơn đau nhức khó chịu mà tình trạng này còn gây ảnh hưởng đến hoạt động của cổ, làm xuất hiện tình trạng thoái hoá cột sống cổ.
Để đạt hiệu quả cao trong điều trị thoái hoá cột sống cổ, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ của bác sĩ, người bệnh cần kết hợp với các bài tập bổ trợ để cải thiện sự linh hoạt của các nhóm cơ, tránh tình trạng co cứng khi không vận động.
Trong đó, yoga thoái hoá cột sống cổ đang được nhiều người bệnh áp dụng để cải thiện và phục hồi chức năng cột sống cổ. Yoga có tác dụng lớn trong việc tăng cường và kéo giãn các nhóm cơ, giảm thiểu và ngăn ngừa các triệu chứng của thoái hoá cột sống cổ như đau cổ, đau xương bả vai, cứng cổ hay nhức phía sau đầu.
2. 5 bài tập hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ
2.1 Bài tập tư thế rắn hổ mang
Tư thế rắn hổ mang có tác động chủ yếu lên vai và thân người, giúp tăng cường sức mạnh và linh hoạt cho cột sống. Ngoài ra tư thế này còn có tác dụng kích thích cơ quan bụng, làm săn chắc mông, hỗ trợ điều trị các cơn đau thần kinh tọa hiệu quả.
- Bước 1: Bắt đầu tư thế úp mặt để tay, đầu, lưng và chân tạo thành chữ V ngược. Sau đó ép bụng, duỗi thẳng lưng, nâng cao hông, đầu song song với hai tay.
- Bước 2: Di chuyển tay từ từ lên phía ngang vai, chống hai lòng bàn tay xuống sàn. Khuỵu khuỷu tay, đưa thân người về tư thế plank rồi hạ xuống, khuỵu tay cạnh cơ thể.
- Bước 3: Nâng ngực, vai, cằm lên bằng tay, hít vào, tay chống thẳng và mở rộng vùng vai để tạo thành tư thế giống rắn hổ mang.
- Bước 4: Chân chạm sàn trong khi siết cơ bụng và đùi. Kéo dài cổ, duy trì hơi thở bình thường trong khoảng 5 nhịp thở.
2.2 Bài tập tư thế mèo-bò
Không chỉ được coi là tư thế dễ thực hiện, đây còn là bài tập yoga mang lại nhiều lợi ích cho người thoái hoá cột sống cổ như: làm giảm sự căng thẳng ở cột sống cổ, tăng cường lưu thông tại dịch tuỷ sống, linh hoạt cơ thể, kéo căng cơ lưng, vùng ngực và bụng.
- Bước 1: Chống hai tay và hai gối trên sàn, duỗi thẳng hai bàn chân và mở rộng ra bằng hông
- Bước 2: Hít vào, vòng lưng, đẩy hông lên cao, duỗi thẳng lưng và đẩy cổ lên rồi thả lỏng
- Bước 3: Thở ra nhẹ nhàng, ấn tay vào sát mặt đất, siết chặt phần chân để trụ vững cơ thể, hóp bụng, cong lưng lên và cúi đầu vào đùi
- Bước 4: Thực hiện liên tiếp các động tác trên và hít thở đều trong 5 nhịp thở
2.3 Bài tập tư thế cây cầu
Tư thế này giúp bạn massage các cơ và cơ quan quanh vùng bụng, kích thích lưu thông máu đến xương cụt và cột sống. Thực hiện động tác này giúp tăng sự đàn hồi và linh hoạt của xương sống.
- Bước 1: Nằm mặt hướng lên trời, gập gối sao cho hai bàn chân cách nhau một khoảng bằng hông
- Bước 2: Đặt hai cánh tay duỗi theo cơ thể, hai lòng bàn tay hướng xuống
- Bước 3: Nâng mình hướng về phía trần nhà, bắt đầu từ phần hông. Nâng cả thân và hông hướng về trần nhà
- Bước 4: Tiếp tục nâng hông trong khi hai gót chân ép trên sàn. Hướng mắt về phần giữa bụng.
- Bạn nên thực hiện động tác này trong khoảng 60 giây.
2.4 Bài tập tư thế con cá
Ngoài là bài tập yoga dành cho người mắc thoái hoá cột sống cổ, tư thế này còn giúp ổn định cột sống, tập xả stress, tăng cường trao đổi chất, cung cấp oxy cho phổi và đặc biệt có lợi cho bệnh nhân hen suyễn. Đối tượng không nên tập: người bị huyết áp cao hoặc thấp, mất ngủ, đau nửa đầu, người gặp chấn thương vùng lưng hoặc cổ.
- Bước 1: Nằm tựa lưng xuống sàn, nâng 2 cánh tay với lòng bàn tay hướng xuống. Khép các ngón tay vào nhau. Duỗi thẳng chân và hướng chân chân vào nhau.
- Bước 2: Hít vào khi ấn khuỷu tay xuống, nâng ngực hướng lên, cuộn đỉnh đầu chạm sàn.
- Bước 3: Bạn nên cố gắng duy trì phần lớn trọng lượng đầu ở khuỷu tay và cẳng tay, không tập trung ở đỉnh đầu.
2.5 Bài tập nằm xoay người
- Nằm tựa lưng, cánh tay duỗi ngang ra 2 bên.
- Cong gối và kéo chân gần về hông.
- Cong đầu gối về bên trái cho đến khi đầu gối trái chạm nền. Xoay đầu về bên phải và nhìn về phía cánh tay phải. Bả vai chạm nền đất.
- Sau một vài phút, tiếp tục thực hiện cho bên còn lại.
Những bài tập trên sẽ giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ của bạn nếu như tập đều đặn mỗi ngày. Với trường hợp trình trạng đau không cải thiện, chấn thương khi tập hoặc muốn chữa khỏi nhanh chóng thì bạn nên tới các phòng khám uy tín để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của Medplus. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ và để lại bình luận bên dưới bài viết bạn nhé. Đội ngũ Medplus sẽ rất vui nếu nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn.
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:
- Thoái hóa đốt sống cổ và TOP 10 bài viết mới nhất 2022
- Bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ phải làm sao?