Thiền là quá trình rèn luyện tâm trí của bạn để tập trung và chuyển hướng suy nghĩ theo thói quen. Ngày nay, nó đã trở thành một trong những cách giải tỏa căng thẳng phổ biến nhất của mọi người ở mọi tầng lớp xã hội.
Nhiều người đã khám phá ra nhiều lợi ích sức khỏe của nó: phát triển các thói quen và cảm giác tích cực, chẳng hạn như tâm trạng và quan điểm tích cực, kỷ luật bản thân, thói quen ngủ lành mạnh và thậm chí tăng khả năng chịu đau.
Hãy cùng Medplus khám phá về hình thức tập luyện này nhé!
1. Thiền là gì?
Thiền là việc ngồi ở một tư thế thoải mái và giải tỏa tâm trí của bạn, hoặc tập trung tâm trí của bạn vào một ý nghĩ và xóa ý nghĩ đó khỏi tất cả những ý nghĩ khác.
Bạn cần dành ít nhất 5 đến 20 phút không bị phân tâm, mặc dù các buổi thiền dài hơn có xu hướng mang lại nhiều lợi ích hơn, nhưng tốt nhất là bạn nên bắt đầu từ từ để có thể duy trì việc tập luyện lâu dài.
Nhiều người nhận thấy rằng nếu họ cố gắng thiền quá lâu mỗi buổi hoặc tạo ra một phương pháp thực hành “hoàn hảo” có thể trở nên đáng sợ hoặc khiến họ nản lòng. Họ sẽ cảm thấy khó khăn hơn nếu giữ như một thói quen hàng ngày như vậy.
2. Lợi ích mà thiền mang lại
Bài tập nào cũng sẽ có những lợi ích nhất định, thiền định cũng không ngoại lệ. Dưới đây là một vài lợi ích tiêu biểu mà nó mang lại cho chúng ta.
2.1. Giảm căng thẳng
Giảm căng thẳng là một trong những lý do phổ biến nhất để mọi người tập thiền.
Trong ngày, khi ta gặp phải quá nhiều vấn đề căng thẳng, cơ thể chúng ta sẽ hoạt động theo hướng chiến đấu lại nó, hoặc bỏ chạy. Đây là cách hữu ích trong một số trường hợp căng thẳng cao độ. Tuy nhiên, về lâu dài, việc căng thẳng quá nhiều sẽ dẫn tới những bệnh lý khác và có xu hướng phản ứng ngược chống lại cơ thể chúng ta.
Việc tập ngồi thiền ảnh hưởng đến cơ thể theo những cách hoàn toàn ngược lại với căng thẳng, bằng cách kích hoạt phản ứng thư giãn của cơ thể. Nó đưa cơ thể về trạng thái bình tĩnh, giúp cơ thể tự sửa chữa và ngăn ngừa tổn thương mới từ các tác động vật lý của căng thẳng. Nó có thể làm dịu tâm trí và cơ thể của bạn bằng cách xoa dịu những suy nghĩ do căng thẳng gây ra để giúp cho phản ứng đối với căng thẳng của cơ thể bạn được kích hoạt.
Hơn nữa, nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngồi thiền cũng có thể cải thiện các triệu chứng của các tình trạng liên quan đến căng thẳng, bao gồm hội chứng ruột kích thích, rối loạn căng thẳng sau chấn thương và đau cơ.
2.2. Kiểm soát lo lắng và thư giãn
Ngồi thiền giúp cơ thể được thả lỏng, vì vậy chúng ta có xu hướng giảm bớt sự lo lắng sau khi tập. Một nghiên cứu cho thấy những người tập 8 tuần liên tiếp có thể giảm bớt các triệu chứng của rối loạn lo âu, suy nghĩ tích cực hơn, cải thiện khả năng phản ứng và đối diện với căng thẳng.
Thư giãn đến từ việc gia tăng cảm xúc và suy nghĩ tích cực khi cơ thể ở trong trạng thái thiền định. Thực hành tập trung lại những suy nghĩ của bạn bằng cách này cũng có thể giúp bạn chuyển hướng tâm trạng khi bạn đang rơi vào trạng thái tiêu cực.
2.3. Cải thiện giấc ngủ
Một nghiên cứu đã so sánh những người tham gia bài tập thiền định dựa trên chánh niệm và những người không tham gia, họ phát hiện ra rằng những người tập thì ngủ lâu hơn và cải thiện được mức độ nghiêm trọng của chứng mất ngủ.
Trở nên thành thạo trong thiền định có thể giúp bạn kiểm soát hoặc chuyển hướng những suy nghĩ đua đòi hoặc chạy trốn, thường dẫn đến chứng mất ngủ.
2.4. Giảm huyết áp
Thiền cũng có thể cải thiện sức khỏe thể chất bằng cách giảm căng thẳng cho tim.
Huyết áp cao làm cho tim hoạt động nhiều hơn để bơm máu, có thể dẫn đến chức năng hoạt động của tim kém. Huyết áp cao cũng góp phần vào làm việc xơ vữa động mạch hoặc thu hẹp động mạch, có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.
Ngồi thiền có tác dụng kiểm soát huyết áp bằng cách thư giãn các tín hiệu thần kinh điều phối chức năng tim, căng thẳng mạch máu và phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” làm tăng sự tỉnh táo trong các tình huống căng thẳng.
2.5. Kiểm soát cơn đau
Nhận thức của bạn về cơn đau có liên quan đến trạng thái tinh thần và nó có thể tăng lên khi bạn đang trong trạng thái căng thẳng. Một số nghiên cứu cho thấy rằng kết hợp thiền vào thói quen của bạn có thể có lợi cho việc kiểm soát cơn đau.
Một đánh giá của 38 nghiên cứu kết luận rằng thiền chánh niệm có thể giảm đau, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm các triệu chứng trầm cảm ở những người bị đau mãn tính.
Những người tập và không tập thiền định đều trải qua những nguyên nhân gây đau giống nhau, nhưng những người tập cho thấy khả năng đối phó với cơn đau cao hơn và thậm chí giảm cảm giác đau.
3. Lưu ý về thiền
Thiền đòi hỏi sự kiên nhẫn và có thể khó đối với những người có ít thời gian rảnh (như một số mẹ bỉm sữa ở nhà, những người có rất ít sự riêng tư với con nhỏ). Tuy nhiên, thời gian và công sức bỏ ra để học hỏi và thực hành là rất xứng đáng về những lợi ích mà nó mang lại.
3.1. Nhất quán
Thực hành nhất quán quan trọng hơn thực hành lâu dài. Điều này có nghĩa là bạn nên thiền trong 5 phút và 6 lần mỗi tuần, thay vì 30 phút mỗi tuần. Thực hành đều đặn mỗi ngày có thể làm dịu phản ứng căng thẳng của cơ thể bạn vài lần trong tuần; trong khi tập 30 phút trong tuần có thể giúp cơ thể bạn bình tĩnh hơn vào trạng thái thư giãn sâu hơn, nhưng nó sẽ chỉ phản ứng với sự căng thẳng của bạn một lần.
Ngoài ra, bạn có nhiều khả năng gắn bó với việc ngồi thiền thường xuyên nếu bạn bắt đầu với các buổi tập ngắn hàng ngày, thay vì tìm thời gian cho các buổi tập dài hơn để thực hành. Nhiều khả năng chính áp lực này sẽ dẫn đến việc bạn không tìm được thời gian cho nó, từ đó mất đi động lực để cố gắng.
3.2. Không cần hoàn hảo
Điều này có nghĩa là thay vì quan tâm quá nhiều đến tư thế ngồi, kỹ thuật nào chuẩn hơn khi ngồi, thời gian ngồi hoặc thời gian tập trong ngày, bạn chỉ nên ngồi và thiền. Phần còn lại sẽ đúng nếu bạn mới bắt đầu, nhưng nếu bạn cảm thấy cần phải tìm hiểu những chi tiết này trước khi có thể bắt đầu, bạn có thể thấy khó khăn hơn.
3.3. Bạn có thể để tâm trí thơ thẩn
Thiền có thể là một thử thách đối với một số người, đặc biệt là những người theo chủ nghĩa hoàn hảo. Đôi khi chúng ta muốn làm điều đó “đúng” và trở nên thất vọng với bản thân khi tâm trí của chúng ta trôi đi. Điều cần nhớ là nếu bạn nhận thấy tâm trí bạn đang thơ thẩn thì đó là một điều tốt.
3.4. Giữ tâm trí ở lại hiện tại không dễ
Ngay cả những người tập thiền lâu năm cũng thấy khó khăn. Điều này có thể gây ngạc nhiên, nhưng ngay cả những người đã thiền định trong nhiều năm cũng khó có thể giữ tâm trí của mình ở lại hiện tại. Điều này là hoàn toàn bình thường đối với bất kỳ ai. Tất cả đều là một phần của thiền, vì vậy đừng để nó làm bạn nản lòng.
Thiền là điều mà tất cả mọi người đều có thể làm để cải thiện sức khỏe tinh thần và cảm xúc, từ đó có thể cải thiện thể trạng của bản thân. Bạn có thể thực hành bài tập này ở bất cứ đâu, không cần thiết bị hỗ trợ đặc biệt nào nhưng mang lại những lợi ích đáng kể.
Nguồn tham khảo: An Overview of Meditation
Các bài viết có liên quan: