Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp hay còn gọi là viêm xương khớp (OA) – tình trạng phần lớp đệm tự nhiên giữa các sụn khớp bị mòn đi. Điều này dẫn đến xương khớp cọ xát với nhau đồng thời làm giảm khả năng giảm sốc của sụn.
Xương khớp cọ xát với nhau dẫn tới cứng, đau, sưng, giảm khả năng vận động hoặc thậm chí có thể hình thành gai xương.
Thoái hóa khớp là một bệnh lý mãn tính, thường xảy ra ở những người cao tuổi, đặc biệt là từ 40 đến 60 tuổi. Theo các nhà khoa học, tác nhân hàng đầu dẫn tới thoái hóa khớp là do quá trình lão hóa tự nhiên của con người hoặc hay phải chịu áp lực quá tải kéo dài.
Triệu chứng thường gặp khi bị thoái hóa khớp

Tùy thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển của bệnh mà bệnh nhân có thể cảm nhận được những triệu chứng khác nhau.
Giai đoạn khởi phát: Các cơn đau do bị thoái hóa khớp thường âm ỉ, chưa dữ dội. Và chúng ta vẫn bị nhầm lẫn với tình trạng của đau mỏi xương khớp do lao động và vận động nhiều.
- Cảm giác đau xương khớp xuất hiện khi người bệnh vận động hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
- Cơn đau tập trung tại vùng khớp bị thoái hóa.
- Xuất hiện tiếng lạo xạo, lục khục tại khớp khi vận động.
Giai đoạn bệnh nặng: Cơn đau tăng dần về mức độ, cùng với đó còn kèm theo những biến chứng của khớp nếu không được điều trị đúng cách.
- Vùng khớp thoái hóa đau nhức liên tục, đau đột ngột hoặc kéo dài.
- Xuất hiện tình trạng sưng, viêm tại vùng khớp thoái hóa.
- Kèm theo biến chứng biến dạng khớp hoặc tràn dịch màng khớp
5 nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh thoái hóa khớp
Nguyên dẫn tới thoái hóa khớp là do lớp sụn khớp và xương dưới sụn theo thời gian bị bào mòn, những chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại như: mang vác nặng, đứng nhiều hay ngồi xổm,…
Sụn khớp – phần đệm bao bọc ở đầu xương dưới sụn làm cho khớp hoạt động trơn tru hơn. Khi lớp sụn bắt đầu bị phá vỡ phần đầu xương dưới sụn sẽ cọ sát trực tiếp vào nhau khi cử động, sự ma sát này gây ra cứng khớp, đau, viêm và những triệu chứng khó chịu khác.
1.Tuổi tác
Do lão hóa của mô khớp hoặc sụn khớp theo thời gian, dẫn tới sụn khớp bị bào mòn, nứt vỡ, khô cứng và mất tính đàn hồi. Khi hoạt động sụn chạm vào đầu xương, gây hoại tử tại nơi chịu áp lực mạnh nhất.
Thường tình trạng này sẽ gặp ở độ tuổi từ 40 – 60, phụ nữ sau khi mãn kinh. Nhưng độ tuổi trung niên, người trẻ tuổi cũng khá phổ biến.
2. Tiền sử gia đình
Do di truyền, đặc biệt là người có các dị tật về khớp, nếu gặp phải tình trạng đau khớp cần phải tìm hiểu về tiền sử trong gia đình có ai bị thoái hóa khớp. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị tốt nhất.
3. Chơi thể thao
Người lớn ở bất kì độ tuổi nào việc gặp phải chấn thương do chơi thể thao hoặc hoạt động quá nhiều một khớp (khớp gối,…).
Một số chấn thương thường gặp có thể dẫn tới thoái hóa khớp như:
- Chấn thương dây chằng
- Trật khớp
- Vỡ, rách sụn khớp
4. Nghề nghiệp
Những căng thẳng lặp đi lặp lại ở khớp cũng có khả năng gây mòn sụn khớp sớm. Leo cầu thang, ngồi xổm, vận động đòi hỏi quỳ, tư thế làm việc, lao động chân tay trong nhiều giờ có thể tiến triển thoái hóa khớp gây cứng khớp, đau khớp.
Khớp ở đầu gối, bàn tay, khớp háng là các khớp thường bị ảnh hưởng của thoái hóa khớp.
5. Béo phì, thừa cân
Ở mọi độ tuổi, cả 2 giới thì bệnh thoái hóa khớp đều mắc phải, tuy nhiên việc thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Người béo phì thường mắc chứng hư khớp vì quá cân nặng, các khớp luôn trong tình trạng có sức ép lớn, nhất là khớp háng, khớp gối và lưng.
Chính vì điều đó, đây cũng là nguyên nhân gây phá hủy sụn khớp và trực tiếp việc thoái hóa khớp.
Bài tập chữa thoái hóa khớp ngay tại nhà

Một số động tác và bài tập Yoga tại nhà có tác dụng làm giảm cơn đau của bệnh thoái hóa khớp và hỗ trợ cách điều trị thoái hóa xương khớp đồng thời các bác sĩ cũng khuyên người bệnh nên áp dụng. Tùy theo vị trí bị thoái hóa sẽ có các bài tập phù hợp.
- Động tác Squat: Đứng thẳng lưng, chụm 2 chân, tay đưa về phía trước ngang vai. Từ từ hạ hông xuống, chân và đầu gối cân bằng. Giữ nguyên tư thế trong 15 – 20 giây và lặp lại.
- Động tác rắn hổ mang: Nằm sấp, chống tay xuống sàn, nâng phần thân trên, uốn cong người, ngửa cổ về sau hết sức có thể. Giữ nguyên tư thế trong 30 – 60 giây và lặp lại.
- Bài tập co duỗi khớp gối: Ngồi trên 1 chiếc ghế, chân vuông góc sàn nhà, từ từ nâng phải lên song song với sàn, giữ tư thế trong 20 giây rồi hạ xuống. Thực hiện với chân còn lại và lặp lại.
Bệnh thoái hóa khớp gây đau đớn và cứng khớp đối với người bệnh, căn bệnh này để giảm đi tình trạng của bệnh ngoài việc kết hợp một số loại thuốc Tây y hoặc Đông y, thì người bệnh cần phải có chế độ ăn uống & sinh hoạt khoa học. Điều này giúp cho tiến trình của bệnh thuyên giảm đi rất nhiều.
Xem thêm một số thông tin liên quan khác tới bệnh thoái hóa khớp như:
- Thoái hóa khớp và các biện pháp ứng phó
- Thuốc dùng trong thoái hóa khớp
- Lương y Duy Ngàn với bài thuốc chữa thoái hóa xương khớp