Hạ canxi máu là gì?
Hạ canxi máu, hay còn gọi là hạ canxi đường huyết là tình trạng nồng độ canxi máu có giá trị thấp hơn giới hạn bình thường. Bệnh gây ra những triệu chứng ở trẻ em và người lớn. Tình trạng còi xương, chậm phát triển chiều cao, hay khóc đêm, vã mồ hôi trộm,… là những dấu hiệu thường gặp ở trẻ bị thiếu canxi máu. Còn ở người lớn thì sự tụt giảm nồng độ canxi trong máu có thể gây ra loãng xương, thoái hóa cột sống,…
Nguyên nhân gây ra hạ canxi máu
Một số nguyên nhân cụ thể được cho là nguyên nhân gây ra hạ canxi máu bao gồm:
- Suy tuyến cận giáp: Bệnh nhân bị suy tuyến cận giáp sẽ khiến lượng hormone PTH giảm khiến lượng canxi trong máu suy giảm. Lượng photpho trong máu tăng lên có thể gây nên những triệu chứng mãn tính của hạ canxi.
- Thiếu magnesi: Nồng độ magnesi trong máu giảm do ruột kém hấp thu hoặc nghiện rượu, tình trạng này liên quan đến thiếu hormone PTH tương đối. Đây có thể là nguyên nhân gây nên các triệu chứng của bệnh.
- Cung cấp canxi không đủ: Trẻ em giai đoạn phát triển nhanh, phụ nữ có thai hay phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ là những đối tượng có nhu cầu canxi cao, nếu không được bổ sung chất đầy đủ thì có thể xảy ra tình trạng này.
- Thiếu vitamin D: Việc cung cấp không đủ Vitamin D hoặc tình trạng ruột kém hấp thu có thể là nguyên nhân gây bệnh. Tác dụng phụ của một số thuốc như phenobarbital, rifampicin,… hoặc ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng có thể gây ra rối loạn chuyển hóa Vitamin D, dẫn đến hạ canxi máu.
- Hạ protein máu: Làm giảm lượng canxi gắn với protein, nhưng lượng canxi ion hóa không đổi, nên không biểu hiện triệu chứng hạ canxi máu trên lâm sàng (hạ canxi máu giả tạo).
- Viêm tụy cấp: Khi bị viêm tụy cấp, các tổ chức tụy sẽ giải phóng ra nhiều sản phẩm khiến mỡ bị phân hủy, tạo ra các chelate với canxi dẫn đến tính trạng hạ canxi trong máu.
Dấu hiệu và triệu chứng của hạ canxi máu
Thiếu canxi giai đoạn đầu có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng. Tuy nhiên, các triệu chứng sẽ phát triển khi tình trạng tiến triển.
Các triệu chứng nghiêm trọng của hạ canxi máu bao gồm:
- Nhầm lẫn hoặc mất trí nhớ;
- Co cứng cơ bắp;
- Tê và ngứa ran ở tay, chân và mặt;
- Phiền muộn;
- Ảo giác;
- Vọp bẻ;
- Móng tay giòn và yếu;
- Dễ gãy xương.
Sự thiếu hụt canxi có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, dẫn đến móng tay yếu, tóc mọc chậm hơn và làn da mỏng.
Canxi cũng đóng một vai trò quan trọng trong giải phóng chất dẫn truyền thần kinh và co rút cơ bắp. Vì vậy, sự thiếu hụt canxi có thể gây ra co giật ở những người khỏe mạnh.
Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị một cách hiệu quả nhất nếu cảm thấy có những dấu hiệu trên nhé.
Cách chuẩn đoán bệnh hạ canxi máu
- Xét nghiệm nồng độ canxi trong máu: đây là xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán bệnh.
- Kiểm tra tóc, da, cơ bắp: cũng có thể gợi ý tình trạng trên bệnh nhân.
- Kiểm tra tâm thần: chứng mất trí, ảo giác, sự nhầm lẫn,… có thể liên quan đến tình trạng bệnh.
- Khám thần kinh: dấu Chvostek, dấu Trousseau, tình trạng co giật, rối loạn tri giác,… là những biểu hiện của bệnh.
Các biện pháp điều trị bệnh hạ canxi máu
- Bổ sung canxi thông qua đường tĩnh mạch, phương pháp này được chỉ định với bệnh nhân hạ canxi máu cấp. Cách này sẽ giúp bổ sung lượng canxi bị thiếu hụt một cách nhanh chóng nhất.
- Bổ sung canxi thông qua đường uống.
- Điều trị bệnh nền nếu nguyên nhân do bệnh gây ra.
Lối sống sinh hoạt để phòng ngừa bệnh
- Một chế độ dinh dưỡng cung cấp đủ canxi có thể giúp giảm nguy cơ gây bệnh. Các thực phẩm giàu canxi có thể kể đến bao gồm các loại hải sản như tôm, cua, sò, mực,… hay sữa và các chế phẩm từ sữa. Chỉ nên bổ sung viên canxi khi có chỉ định của bác sĩ.
- Việc tắm nắng buổi sáng cũng rất quan trọng trong việc chuyển hóa Vitamin D, giảm thiểu tình trạng bệnh.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Hạn chế bia rượu, cà phê, muối vì chúng giảm khả năng hấp thu canxi của cơ thể.
Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.
Một số bài viết có thể bạn quan tâm:
- 6 nguyên nhân gây ra tình trạng giữ thăng bằng kém ở người
- Giãn não thất có NGUY HIỂM không? 6 thông tin bạn cần biết về bệnh này
- Hạ đường huyết: Những điều bạn cần lưu ý về tình trạng NGUY HIỂM này
Nguồn: Tổng hợp