U lành tính là gì?
Khối u lành tính – các tăng trưởng không phải ung thư trong cơ thể, không giống như những ung thư ác tính chúng không di căn lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể, những khối u lành tính có thể ở bất cứ ở đâu.
Triệu chứng và dấu hiệu khi bị u lành tính
Không phải tất cả các khối u, lành tính hay ác tính đều có triệu chứng. Tùy thuộc vào vị trí nhiều triệu chứng có thể liên quan tới chức năng của các giác quan hay các cơ quan quan trọng khác, triệu chứng bao gồm:
- Giảm cân
- Đổ mồ hôi đêm
- Ăn mất ngon
- Sốt
- Mệt mỏi
- Đau hoặc khó chịu
- Ớn lạnh
Những khối u lành tính đủ lớn có thể phát hiện, nhất là khi chúng gần da. Nhưng hầu hết các khối u lành tính không lớn đến mức có thể gây đau hay khó chịu.
7 khối u lành tính phổ biến nhất
Có nhiều loại u lành tính khác nhau phát sinh từ nhiều cấu trúc trong cơ thể, và trong số đó có một số khối u lành tính phổ biến nhất.
1.U tuyến
Đây là khối u lành tính được hình thành trong tế bào biểu mô của cấu trúc tuyến, lớp biểu mô mỏng vừa tập hợp các tế bào vừa bao phủ các cơ quan và cấu trúc của cơ thể tạo nên các tuyến ngoại tiết và nội tiết.
Những loại u tuyến thường phát triển tại:
- Tuyến giáp
- Tuyến yên
- Tuyến thượng thận
- Gan
- Polyp trong đại tràng
Ở những trường hợp cần thiết thì u tuyến có thể được loại bỏ bằng cách phẫu thuật. Tuy hiếm gặp nhưng đôi khi loại u này cũng có nguy cơ trở thành u ác tính.
2. U sợi hay u xơ
U xơ – khối u của mô sợi hoặc mô liên kết, chúng có thể phát triển tại bất kỳ cơ quan nào, tuy nhiên phổ biến nhất là ở trong tử cung. Mặc dù, đây không phải là ung thư song u xơ tử cung có thể kéo theo chảy máu ử vùng âm đạo nặng cũng như các vấn đề liên quan tới bàng quang hay đau tức vùng chậu.
Một loại khối u sợi khác cũng gây ảnh hưởng đến các mô lân cận có tên là u xơ cứng. Các khối u xơ mô sợi cần phải được loại bỏ bằng cách phẫu thuật giúp kiểm soát các triệu chứng tác động tới sức khỏe.
3.U máu hay bướu mạch máu
Đây là sự tích tụ của các tế bào mạch máu trong da hay trong cơ quan nội tạng. U máu thường có dạng giống một vết bớt hơi tái xanh hay cục bướu đỏ, thường xuất hiện chủ yếu ở đầu, cổ hoặc thân người (không bao gồm tay và chân).
Hầu hết các bướu mạch máu theo thời gian sẽ tự biến mất đi, tuy nhiên nếu chúng ảnh hưởng tới thính giác, thị lực hoặc khả năng ăn uống của người bệnh thì có thể cần phải điều trị bằng corticosteroid hay một số loại thuốc khác.
4. U mỡ
U mỡ phát triển từ các tế bào mỡ, đây là khối u lành tính dạng phổ biến nhất ở người lớn thông thường được tìm thấy trên cánh tay, lưng, vai, cổ. Những khối u mỡ phát triển chậm, thường có hình tròn, mềm và di chuyển được khi chạm vào.
U mỡ xuất hiện trên cơ thể người có thể do:
- Đặc điểm di truyền trong gia đình
- Tác động sau khi bị chấn thương.
Nếu khối u mỡ phát triển nhanh chóng hoặc gây đau thì cần điều trị bằng cách phẫu thuật, hút mỡ hoặc tiêm steroid.
Bên cạnh đó, còn có hai loại khối u mỡ lành tính khác:
- U nguyên bào mỡ (thường xảy ra ở trẻ nhỏ)
- U đông miên (lipoma nâu)
5. U màng não tủy
Những khối u phát triển từ màng bao quanh tủy sống và não. Có tới khoảng 9/10 các trường hợp u màng não tủy là lành tính, đa phần phát triển chậm tuy nhiên vẫn có một số trường hợp khác ngoại lệ.
Việc điều trị u lành màng não tủy tùy thuộc vào vị trí mà nó xuất hiện cũng như các triệu chứng, ví dụ như:
- Đau đầu
- Yếu cơ một bên
- Co giật
- Thay đổi tính tình
- Các vấn đề về thị giác.
Thường thì bác sĩ sẽ lựa chọn theo dõi khối u trong một thời gian trước. Tiếp đó nếu cần phẫu thuật, thành công của phương pháp điều trị u lành màng não tủy được quyết định bởi các yếu tố sau:
- Tuổi tác của người bệnh
- Vị trí hình thành khối u
- Các cấu trúc lân cận gắn liền với khối u (nếu có)
Trường hợp không thể loại bỏ được khối u, sẽ có thể áp dụng tới liệu pháp xạ trị.
6. U cơ trơn
Là khối u phát triển từ cơ bắp hay cơ trơn nằm trong thành mạch máu, được tìm thấy ở các cơ quan nội tạng: tử cung và tử cung (tương tự như u xơ tử cung). Bên cạnh đó, còn có một khối u lành tính hiếm gặp của cơ xương có tên là u cơ vân.
Thường thì các khối u này chỉ cần theo dõi đơn thuần, nhưng nếu xuất hiện những triệu chứng đòi hỏi cần phải chữa trị, thì bác sĩ sẽ thu nhỏ chúng bằng thuốc hay loại bỏ bằng phẫu thuật.
7. U tế bào hắc tố (nốt ruồi)
U tế bào hắc tố tăng trưởng trên da dưới dạng hình các nốt ruồi có màu đen, nâu hoặc hồng. Một người có thể hình thành và phát triển các u tế bào hắc tố mới cho đến khoảng 40 tuổi.
Nếu có nốt ruồi với hình dạng bất thường, có thể đây là dấu hiệu cảnh báo khối u đã chuyển sang ác tính, nguy cơ gây ung thư da. Cho nên, việc kiểm tra da thường xuyên là vô cùng quan trọng, đặc biệt khi có nốt ruồi với những dấu hiệu khác thường, cụ thể như:
- Hình dạng thay đổi theo thời gian
- Có bờ viền không đều
- Thay đổi màu sắc
Để kiểm tra xem khối u tế bào hắc tố có phải là dấu hiệu cảnh báo bị ung thư không, trong một số trường hợp các bác sĩ cần tiến hành những thủ thuật phá nốt ruồi nghi ngờ.
Phương pháp điều trị u lành tính
Không phải tất cả các khối u lành tính đều cần điều trị, trường hợp khối u nhỏ cũng như không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, bác sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng phương pháp theo dõi và chờ.
Những trường hợp này, việc điều trị có thể nguy hiểm hơn, có một số khối u sẽ không bao giờ cần điều trị. Nếu bác sĩ quyết định điều trị, việc điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào vị trí của khối u.
Phẫu thuật khối u thường được thực hiện bằng nội soi. Phẫu thuật nội soi, các vết rạch sẽ nhỏ hơn và thời gian phục hồi sẽ nhanh hơn.
Các phương pháp ví dụ như: nội soi chẩn đoán hình dung phần trên đường tiêu hóa với nội soi đại tràng có thể sẽ không ảnh hưởng lớn tới bệnh nhân, dù họ có thể cần một ai nào đó đưa về nhà sau đó có thể suốt thời gian còn lại trong ngày sẽ ngủ.
Sinh thiết khối u da sẽ mất một vài tuần mới chữa lành hoàn toàn đồng thời cũng cần được băng vết thương nhằm tránh viêm nhiễm. Việc điều trị xâm lấn càng nhiều, người bệnh càng cần nhiều thời gian để phục hồi.
Nếu phẫu thuật không thể tiếp cận an toàn vào khối u, bác sĩ có thể chỉ định dùng liệu pháp xạ trị giúp giảm kích thước khối u hay ngăn chặn không để nó phát triển lớn hơn.
Nếu không loại bỏ khối u, bác sĩ có thể kiểm tra định kỳ hay quét hình ảnh nhằm đảm bảo rằng khối u không lớn hơn.
Miễn sao khối u không gây khó chịu hoặc đau, cũng như không thay đổi hay đang phát triển, người bệnh vẫn có thể sống chung với khối u lành tính suốt đời.
Khối u lành tính không lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể hoặc xâm lấn vào các mô lân cận giống như tế bào ung thư ác tính. Việc điều trị u lành có cần thiết hay không sẽ phụ thuộc vào tính chất và vị trí khối u xuất hiện.
Xem thêm:
- Khối u lành tính là gì? Có nguy hiểm không?
- Bác sĩ chỉ ra 5 cách tự phân biệt khối u lành tính và ác tính