Bà bầu ăn dầu thầu dầu được không?
Dầu thầu dầu (Castor Oil) – hay còn gọi là dầu Hải ly – là một loại dầu thực vật chiết xuất ở dạng tinh khiết nhất từ hạt trái thầu dầu bằng phương pháp ép lạnh và không có mùi vị. Nó được sử dụng rộng rãi ở Ai Cập cổ đại và sau đó được dùng như một loại thuốc ở Ba Tư và Trung Quốc. Mãi đến thế kỷ 17 dầu thầu dầu mới được biết đến ở châu Mỹ và châu Âu. Trong nhiều năm, danh tiếng của dầu thầu dầu đã gắn liền với tác dụng như một loại thuốc nhuận tràng và thuốc xổ tuyệt vời. Tuy nhiên, với bà bầu thì công dụng của thầu thầu dầu lại trở thành tác hại to lớn nếu sử dụng trong thai kỳ. Vậy bà bầu ăn dầu thầu dầu có những tác hại gì?
Dầu thầu dầu là một loại thuốc nhuận tràng rất mạnh. Đó cũng là lí do đằng sau việc dầu thầu dầu không được khuyến khích cho phụ nữ mang thai và bà bầu tuyệt đối không được ăn dầu thầu dầu.
Tác hại khi bà bầu ăn dầu thầu dầu
1. Tăng nguy cơ hội chứng hít phân su ở thai nhi
Phân su có màu xanh đậm, được sản xuất trong ruột của thai nhi. Sau khi sinh, trẻ sơ sinh sẽ thải phân su trong vài ngày đầu tiên. Ở đây, em bé sơ sinh có thể hít hỗn hợp của phân su và nước ối vào phổi trước, trong hoặc sau khi sinh. Tình trạng nghiêm trọng này là hội chứng hít phân su. Nó có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như tắc nghẽn đường thở, kích thích hóa học trong phổi, nhiễm trùng
Nguyên nhân do dầu thầu dầu làm tăng tốc quá trình đào thải phân của của em bé. Do đó, túi ối, vốn đã vừa khít, sau khi chứa đầy phân su thậm chí nhiều hơn, làm tắc nghẽn đường hô hấp của thai nhi.
2. Mất nước
Dầu thầu dầu từ xưa được xem như một loại thuốc nhuận tràng – có nghĩa là tiêu chảy. Nó có thể dẫn đến mất nước và cực kỳ có hại cho sức khỏe của mẹ. Bà bầu ăn dầu thầu dầu có thể làm suy yếu cơ thể từ bên trong, đặc biệt là trong khi sinh nở. Mất nước cũng có tác dụng lâu dài đối với người mẹ, nó làm cản trở quá trình phục hồi sau sinh của cô.
3. Giảm lượng sữa mẹ
Việc nuôi con bằng sữa mẹ cần thiết như thế nào đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt là sữa non. Mất nước do mẹ bầu ăn dầu thầu dầu thường xuyên có xu hướng làm giảm nguồn sữa mẹ. Nó có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe cho trẻ sơ sinh như chậm phát triển nhận thức và hình thành xương kém khỏe mạnh.
4. Gây đau đớn khi chuyển dạ
Bà bầu ăn dầu thầu dầu sẽ gây chuyển dạ sớm và đau đớn hơn nhiều khi so sánh với khi sinh tự nhiên. Điều này là do dầu thầu dầu là một loại thuốc nhuận tràng mạnh. Nó thúc đẩy ruột sự co bóp bất thường làm kích thích khối cơ tử cung hoạt động mạnh, do đó khiến mẹ bầu đau đớn hơn khi chuyển dạ.
5. Sinh non
Đây là mối đe dọa nguy hiểm nhất do bà bầu ăn dầu thầu dầu có chủ ý trong thai kỳ. Mặc dù loại dầu này được mệnh danh là một phước lành, nhưng nó không có gì ngoài lời nguyền cho một bà mẹ vẫn chưa qua 40 tuần mang thai.
Dầu thầu dầu từ xưa được sử dụng để gây chuyển dạ. Nên việc các mẹ bầu sử dụng sớm trong những tháng đầu tiên có thể dẫn đến sinh non hoặc thậm chí sảy thai. Sinh non có thể cản trở nghiêm trọng quá trình tăng trưởng của trẻ sơ sinh và ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ quan và nhận thức của bé.
Lưu ý khi bà bầu ăn dầu thầu dầu
Các tác hại được nêu trên vô cùng nguy hiểm với mẹ bầu và em bé trong bụng. Do đó bà bầu tuyệt đối không được sử dụng để nấu ăn hoặc uống.
Tuy nhiên, khi sử dụng dầu thầu dầu bên ngoài lại mang đến một số lợi ích đáng quan tâm. Loại dầu này làm tăng lưu thông máu và thúc đẩy quá trình chữa lành các cơ quan và mô dưới da. Vì vậy, nó rất cần thiết trong việc làm dịu viêm và giảm đau. Nó cũng có thể được sử dụng để ngăn ngừa sự hình thành các vết rạn da khi mang thai.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích phần nào cho mẹ bầu. Chúc các mẹ có một thai kì an toàn và khỏe mạnh với bé cưng. Đừng quên ghé medplus mỗi ngày để cập nhật thông tin về sức khỏe.
- Bà bầu ăn trai được không? 4 lợi ích cho mẹ và bé
- Bà bầu uống nước ấm được không? 6 lợi ích bất ngờ cho mẹ bầu
- Bà bầu ăn phô mai Ricotta được không? 6 lợi ích cho sức khỏe mẹ và bé
- Bà bầu ăn nam việt quất được không? 6 lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu
- Bà bầu ăn phô mai Bocconcini được không? 4 lợi ích bất ngờ
- Bà bầu ăn bột sago được không? 7 lợi ích cho sức khỏe mẹ và bé
Nguồn: Tổng hợp