Bà bầu ăn chè khúc bạch được không?
Chè khúc bạch có nguồn gốc từ món tráng miệng giàu dinh dưỡng của người Hoa. Gần giống như tàu hủ Hongkong nhưng lại được chế biến từ nguyên liệu đặc biệt, chè khúc bạch tạo nên vị hoàn toàn khác biệt đậm vị phomai. Vậy bà bầu ăn chè khúc bạch được không? Theo các chuyên gia, mẹ bầu tốt nhất không nên ăn chè khúc bạch vì sẽ giảm được rủi ro nguy hiểm trong thai kỳ, an toàn cho cả mẹ và bé.
Chè khúc bạch gồm các thành phần chủ yếu như: đường (tạo vị ngọt nặng), sữa, trái cây (nhãn, vải, chôm chôm, hạt sen, đậu hũ…) để tạo mùi thơm, hạnh nhân.
Bà bầu ăn chè khúc bạch có rất nhiều tác hại như gây nóng, mắc tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, việc tiêu thụ gelatin không chất lượng sẽ ảnh hướng đến sức khỏe bà bầu, nghiêm trọng sẽ dẫn đến sẩy thai
Thành phần dinh dưỡng có trong chè khúc bạch
Sữa tươi không đường
Nước cốt dừa
Whipped cream (kem sữa béo)
Gelatin
Đường trắng
Nhãn
Vải
Chôm chôm
Tác hại khi bà bầu ăn chè khúc bạch
Chè khúc bạch đặc trưng bởi tính thanh mát. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn chè khúc bạch vì sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Dưới đây là những tác hại tiêu biểu khi bà bầu ăn chè khúc bạch quá nhiều
1. Gây mụn nhọt, mẩn ngứa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những trái cây như nhãn, vải, chôm chôm có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng lại có tính nóng. Bà bầu ăn chè khúc bạch với cường độ cao đồng nghĩa nạp vào cơ thể độ nóng lớn, gây ra mụn nhọt và mẩn ngứa.
2. Nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ
Trong thành phần chè khúc bạch còn chứa lượng đường, sữa lớn. Vì thế, tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể xảy ra ở bà bầu. Ngoài ra, việc tăng cân không kiểm soát cũng là điều không được khuyến khích ở phụ nữ mang thai.
3. Gelatin giả ảnh hưởng sức khỏe bà bầu
Một thành phần không thể thiếu trong món chè khúc bạch chính là galetin. Galetin thường được chế biến từ collagen lấy từ da lợn và xương gia súc và có tác dụng làm đông trong thực phẩm. Nhưng trên thị trường hiện này, gelatin kém chất lượng, đặc biết galetin giả từ Trung Quốc xuất hiện rộng khắp. Ngoài ra, để gia tăng lợi nhuận, nguyên liệu này cũng được chế biến lậu từ da phế thải. Vì thế, tỉ lệ chè khúc bạch trên thị trường chứa gelatin giả rất cao. Hậu quả là ảnh hướng đến hệ tiêu hóa, nghiêm trọng có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
4. Nguy cơ sẩy thai
Nhãn là một trong những thành phần tạo nên vị ngon và hấp dẫn của chè khúc bạch. Đây cũng chính là nguyên nhân gây tổn hại thai nhi nghiêm trọng. Theo các bài thuốc dân gian, các thầy thuốc cũng cảnh báo ăn nhiều nhãn có thể làm tổn thương thai nhi, dẫn đến sảy thai
Một số món chè ngon và an toàn có thể thay thế chè khúc bạch cho bà bầu
1. Chè đậu đen
Bà bầu ăn chè đậu đen rất tốt cho cơ thể. Theo Y học cổ truyền, đậu đen có vị ngọt nhạt, tính bình, mát. Có tác dụng bổ huyết, trừ phong, thanh thấp nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, giải độc, tiêu khát. Bổ can, thận. Riêng đạm của đậu đen có vị đắng nhạt, tính hàn, có tác dụng giải trừ phiền nhiệt.
2. Chè hạt sen
Chè hạt sen không chỉ là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng mà còn là bài thuốc dân gian với nhiều công dụng như bồi bổ cơ thể, an thần, dưỡng thai… Vì vậy, trong thai kỳ, bà bầu ăn hạt sen sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
3. Chè bí đỏ
Có giá trị dinh dưỡng cao, với nhiều thành phần giàu các loại vitamin như A, B-complex, C, E, và kali, magie, canxi, mangan, sắt, kẽm, đồng, folate, chất xơ,.., bí đỏ được xem là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của bà bầu và cả thai nhi.
Qua những thông tin mà Medplus đã tổng hợp, mong rằng đã giải đáp những thắc mắc về bà bầu có nên ăn chè khúc bạch không, thành phần dinh dưỡng, tác hại của chè khúc bạch và một số món chè có thể thay thế chè khúc bạch giúp mẹ an thai.
Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những tin tức mới nhất về sức khỏe bạn nhé!
Xem thêm:
- Bà bầu ăn cá trích được không? 4 lợi ích cho sức khỏe bà bầu
- Bà bầu uống nước tăng lực được không? 5 tác hại cho sức khỏe bà bầu
- Bà bầu ăn cá nóc được không? 2 tác hại “chết người” của cá nóc
- Bà bầu ăn bò khô được không? 4 tác hại cho sức khỏe bà bầu
- Bà bầu ăn đồ hộp được không? 4 tác hại cho sức khỏe bà bầu
Nguồn: Tổng hợp