Bà bầu bị đầy bụng phải làm sao?
Đầy bụng là triệu chứng về tiêu hóa phổ biến và không loại trừ bất kì ai, kể cẩ phụ nữ mang thai. Tình trạng này thường có dấu hiệu đi kèm như ợ chua, căng cứng phần bụng, có cảm giác bị trào ngược, buồn. Tìm hiểu rõ ràng nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa là yếu tố chủ chốt giúp đẩy lùi căn bệnh này. Mang thai là thời kỳ rất nhạy cảm, mẹ bầu phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe phát sinh. Điển hình nhất là các vấn đề về tiêu hóa, trong đó có tình trạng chướng bụng đầy hơi. Vấn đề này gây ra các triệu chứng khó chịu, tác động trực tiếp đến sức khỏe thai kỳ. Vậy bà bầu bị đầy bụng phải làm sao? Cách khắc phục và có những lưu ý gì?
Các bà bầu bị đầy bụng được khuyên nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Đặc biệt, cần được bổ sung nhiều chất xơ.
Những nguyên nhân bà bầu bị đầy bụng
1. Thay đổi nội tiết
Trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố của phụ sản sẽ thay đổi một cách rõ rệt. Cơ thể bà bầu sẽ sản sinh ra một số hormone khiến các cơ của hệ tiêu hóa bị mềm. Tình trạng này có thể khiến quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn bình thường, axit trong dạ dày bị dư và làm cho phụ sản có cảm giác dễ trào ngược lên trên.
2. Tử cung phát triển
Tử cung của phụ nữ sẽ phải co giãn trong thời kỳ mang thai để đảm bảo khoảng không cho thai nhi phát triển. Thai nhi càng lớn thì tử cung càng giãn rộng. Điều này đã khiến cho dạ dày bị chèn ép, ruột không thể hoạt động tốt như bình thường. Từ đó, bụng của bà bầu sẽ sinh ra nhiều khí ga hơn và đầy chướng lên.
3. Chế độ ăn uống
Thời kỳ mang thai, bà bầu thường quan niệm phải bổ sung nhiều loại thực phẩm để tốt cho thai nhi. Tuy nhiên, điều này khiến mẹ bầu đã dung nạp không ít thực phẩm khó tiêu vào trong cơ thể như một số loại đồ chua, thức ăn chế biến sẵn, đồ cay nhiều dầu mỡ. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các bà bầu bị đầy bụng.
Những dấu hiệu bà bầu bị đầy bụng
Mộ số dấu hiệu bị đầy bụng ở bà bầu như:
1. Cảm giác nhanh no, chán ăn
Do dịch tiêu hóa ít tiết ra khi bị đầy bụng. Chính vì thế, bà bầu thường không có cảm giác đói, không thèm ăn, chán ăn. Bụng luôn đầy chướng làm tăng cảm giác nhanh no.
2. Căng tức bụng trên
Bà bầu bị đầy bụng sẽ cảm thấy phần bụng trên của mình luôn căng cứng, khó chịu, đi kèm theo đó là ợ chua, ợ khan
3. Rối loạn tiêu hóa
Nguyên nhân này xuất phát từ một số loại khuẩn đường ruột, tăng axit dịch vị làm bụng bị chướng, đầy bụng. Bên cạnh đó, táo bón và tiêu chảy cũng là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là táo bón. Đây cũng là hệ quả của chướng, đầy bụng ở mẹ bầu.
Cách trị triệu chứng đầy bụng ở bà bầu
Trong chu kỳ mang thai, việc sử dụng thuốc để chữa trị chứng đầy hơi là khuyến cáo. Tuy nhiên, bà bầu bị đầy hơi có thể sử dụng một số phương pháp chữa trị tại nhà như sau:
1. Chế độ ăn lành mạnh
Mẹ bầu nên sử dụng những loại hoa quả tốt cho hệ tiêu hóa như chuối, táo, lê… Bên canh độ, bố sung thêm nhiều chất xơ, chất khoáng vitamin có trong rau củ. Uống nhiều nước để cân bằng sức khỏe. Hạn chế ăn thực phẩm mất vệ sinh.
2. Xây dựng lối sống khoa học
Để ngăn ngừa tình trạng đầy bụng diễn ra lâu khỏi, mẹ bầu cần thiết lập lối sống khoa học như
- Tập thể dục, vận động thường xuyên,
- Tránh thức khuya, ngủ thiếu giấc,
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, trách mệt mỏi stress
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi
- Tránh tiếp xúc khói thuốc ra
3. Massage vùng bụng
Phương pháp massage giúp mẹ bầu kích hoạt hệ thống tiêu hóa: 1 tiếng sau bữa ăn, nhẹ nhàng ngồi xổm, tư thế nằm nghiêng 45 độ, nhẹ nhàng mát xa , khoảng 4-6 lần một ngày. Bắt đầu từ bụng trên bên phải, di chuyển theo chiều kim đồng hồ đến bụng trên bên trái, sau đó xoa bóp vào bụng dưới bên trái, nhớ đừng xoa bóp phần giữa của tử cung.
Bà bầu bị đầy bụng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đầy bụng là một trong những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa bình thường. Mẹ bầu bị đầy bụng biết can thiệp đúng cách thì có thể nhanh chóng được khắc phục. Như vậy, sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, nếu đầy bụng lâu ngày, cơ thể mẹ bầu sẽ trở nên mệt mỏi, chán ăn, hấp thụ dinh dưỡng kém. Lúc này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu mà còn cản trở quá trình phát triển của thai nhi
Khoảng thời gian đầu khi mang thai, thai nhi sẽ chưa thể bám chắc chắn vào thành tử cung. Khi tình trạng chướng bụng đầy hơi đi kèm với chứng táo bón ở những tháng đầu thai kỳ thì gây khá nhiều mối lo cho các mẹ bầu. Mẹ bầu thường sẽ phải rặn mạnh khi đại tiện. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của thai nhi
Những lưu ý khi bà bầu bị đầy bụng
1. Bà bầu bị đầy bụng nên ăn gì?
Phụ nữ mang thai cần ăn gì khi bị đầy bụng:
Một số loại hoa quả tốt cho tiêu hóa như chuối, táo, lê…
Uống nước chanh nóng, nghệ tươi : chanh hỗ trợ tăng tiết axit cho dạ dày nghệ có các thành phần chống kích ứng dạ dày rất tốt, có thể hỗ trợ cho hoạt động của hệ tiêu hóa
Uống gừng tươi và muối: sau một vài lần sẽ nhận thấy triệu chứng chướng bụng đầy hơi đi ngoài giảm hẳn, không còn khó chịu nữa..
Các thực phẩm chứa protein như cá, thịt bò
Lá tía tô không những có tác dụng an thai, chữa cảm cúm, ho sốt… mà còn giúp bà bầu giảm được chứng đầy bụng rất hiệu quả
2. Bà bầu bị đầy bụng không nên ăn gì ?
Một số thực phẩm bà bầu nên tránh sử dụng như:
Các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, món xào, chiên, đồ ăn nhanh
Nước ngọt có gas, nước tăng lực
Nước có nồng độ cồn như bia rượu
Những thực phẩm chua, cay sẽ ảnh hưởng không tốt cho dạ dày
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị đầy bụng phải làm sao? Bà bầu bị đầy bụng có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi bà bầu bị đầy bụng.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị nhiệt miệng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ho phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp