Bà bầu uống sữa gạo lứt được không?
Sữa gạo lứt là một trong những thức uống thơm ngon được pha chế từ nguyên liệu dễ tìm, tốt cho sức khỏe. Thức uống có sắc hồng nhẹ nhàng, vị ngọt thanh tự nhiên, thưởng thức nóng hay lạnh đều thơm ngon khó cưỡng. Sữa gạo lứt là lựa chọn hàng đầu của nhiều người khi bắt đầu chế độ giảm cân hoặc đơn giản là muốn sử dụng một thức uống bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Vậy bà bầu uống sữa gạo lứt có tốt không?
Sữa gạo lứt giúp bà bầu bổ sung cho cơ thể nguồn dinh dưỡng cần thiết. Bên cạnh đó, giúp cơ thể bà bầu được tăng cường hệ miễn dịch và luôn khỏe mạnh.

Thành phần dinh dưỡng trong sữa gạo lứt
Cacbohydrat
Đường
Chất xơ
Chất béo
Chất đạm
Thiamine (B1)
Riboflavin (B2)
Niacin (B3)
Pantothenic acid (B5)
Vitamin B6
Folate (B9)
Canxi
Sắt
Magiê
Mangan
Phốt pho
Kali
Natri
Kẽm
9 hữu ích khi bà bầu uống sữa gạo lứt
1. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Gạo lứt là thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và các thành phần phenolic, những chất rất cần thiết cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ làm tăng cường khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể, giúp cơ thể phục hồi sau bệnh nhanh hơn. Thêm vào đó, các chất chống oxy hóa của gạo lứt giúp chống lại các gốc tự do đã gây ra bệnh tật và quá trình lão hóa.
2. Giảm nồng độ cholesterol trong máu
Gạo lứt giàu dầu tự nhiên, là các chất béo “lành mạnh” đã được chứng minh có tác dụng giúp giảm mức độ LDL cholesterol, còn được gọi là cholesterol xấu, lên đến 7%. Đồng thời, một chế độ ăn ngũ cốc nguyên hạt có thể làm tăng mức độ HDL cholesterol hay cholesterol tốt.
3. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Gạo lứt rất có ích cho một trái tim khỏe mạnh. Hàm lượng chất xơ trong gạo lứt sẽ giúp giảm tắc nghẽn động mạch do tích tụ mảng bám.
4. Ngăn ngừa ung thư

Gạo lức chứa lignans thực vật & phytoestrogen, hai chất giúp giảm nguy cơ mắc các căn bệnh ung thư liên quan đến nội tiết như ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung và ung thư tuyến tiền liệt. Gạo lứt còn rất giàu selen giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh phổ biến như ung thư, tim và viêm khớp.
Gạo lứt cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, một chất dinh dưỡng quan trọng để bảo vệ chống lại bệnh ung thư đại tràng và ung thư vú. Chất xơ có xu hướng bám vào các chất hóa học gây ung thư và tách chúng ra khỏi các tế bào đại tràng và tế bào vú, ngăn ngừa ung thư phát triển trong các vùng này.
5. Duy trì ổn định đường huyết trong máu
Gạo lứt giúp giải phóng đường chậm nên giúp ổn định lượng đường trong máu. Chính vì vậy, gạo lứt là một sự lựa chọn thực phẩm tuyệt vời cho những người mắc bệnh đái tháo đường. Nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ một nửa chén gạo lứt hàng ngày giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường đến 60%. Mặt khác, những người dùng gạo trắng thường xuyên làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường.
6. Tăng cường sức khỏe cho xương
Gạo lứt là thực phẩm giàu magie. Chỉ cần một chén gạo lứt đã chứa khoảng 21 % lượng magie cần thiết cho một ngày. Magiê cùng với canxi và vitamin D, là các chất dinh dưỡng quan trọng, cần thiết giúp xương chắc khỏe. Magiê giúp chuyển đổi vitamin D thành dạng hoạt động hấp thu canxi.
7. Cải thiện giấc ngủ
Gạo lứt không chỉ là là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng mà còn giúp hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ bởi gạo lứt là nguồn thực phẩm tự nhiên giàu melatonin.
Melatonin là hóc môn giúp thiết lập nhịp điệu của cơ thể, đồng hồ sinh học trong não và điều hòa giấc ngủ tự nhiên của con người. Nhờ có melatonin mà con người có giấc ngủ sảng khoái, không bị mệt mỏi khi thức giấc.
8. Hỗ trợ chức năng tiêu hóa
Gạo lứt chứa nhiều chất xơ không hòa tan, giúp chất di chuyển qua ruột một cách dễ dàng hơn. Việc tiêu hóa trở nên dễ dàng sẽ làm giảm táo bón cũng như bệnh trĩ. Bên cạnh đó, gạo lứt cũng chứa một số lượng lớn mangan giúp tiêu hóa chất béo. Thêm vào đó, vì gạo lứt không chứa gluten nên những ai không thể dung nạp gluten có thể sử dụng loại hạt này.
9. Duy trì một hệ thống thần kinh khỏe mạnh
Gạo lứt có chứa một lượng lớn mangan, khoáng chất cần thiết để sản xuất axit béo và kích thích tố cần thiết cho một hệ thống thần kinh khỏe mạnh. Ngoài ra, magiê cân bằng hoạt động của canxi trong cơ thể để điều tiết thần kinh và cơ bắp. Điều này là rất quan trọng để ngăn ngừa sự co cơ.
Thêm vào đó, các loại vitamin B trong gạo lứt giúp đảm bảo hoạt động trơn tru của bộ não và hệ thống thần kinh bằng cách đẩy nhanh sự trao đổi chất trong não. Ngay cả vitamin E trong gạo lứt cũng có mối liên quan đến phòng ngừa một số bệnh não do ôxy hóa.
Cách làm sữa gạo lứt

Nguyên liệu:
- 100g gạo lứt
- 100g đường phèn
- 350 ml sữa tươi không đường
- 1 lít nước
Cách làm:
Bước 1: Gạo lứt vo rửa sạch bụi, cho vào nồi rang thơm, đừng để cháy quá nhé. Rồi cho 400ml nước nấu cho gạo nở ra.
Bước 2: Lấy một cái nồi khác cho 100 g đường phèn nấu với 600ml nước, nấu cho tan đường phèn nha.
Bước 3: Gạo lứt chín cho vào máy sinh tố xay nhuyễn, lượt qua ray vào nồi nước đường phèn có thể cho thêm ít nước để ray cho dễ. Lượt lại lần nữa cho mịn.
Bước 4: Cho thêm sữa tươi vào nồi nấu sôi nhẹ lại là được.
Lưu ý khi bà bầu uống sữa gạo lứt
Sữa gạo lứt mang lại nhiều công dụng hữu ích cho bà bầu. Tuy nhiên, bà bầu nên tiêu thụ nó với số lượng vừa đủ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Không nên uống quá nhiều sẽ làm sữa gạo lứt không phát huy tác dụng đối với sức khỏe mà còn gây hại cho cơ thể.
Với những thông tin được tổng hợp trên, hy vọng các bà bầu có thêm kiến thức về sữa gạo lứt và sử dụng nó một cách hợp lý. Đừng quên ghé thăm Medplus mỗi ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm:
- Bà bầu ăn hạt phỉ được không? 6 công dụng cho bà bầu
- Bà bầu ăn lá đắng được không? 7 công dụng bất ngờ cho bà bầu
- Bà bầu ăn thịt thỏ được không? 6 lợi ích bà bầu cần biết
- Bà bầu ăn hạt sachi được không? 8 lợi ích bất ngờ cho bà bầu
- Bà bầu ăn bạch tuộc được không? 5 công dụng hữu ích cho bà bầu
Nguồn: Tổng hợp