Bà bầu bị tức giận phải làm sao?
Mặc dù cảm giác tức giận khi mang thai là bình thường, nhưng nếu cơn giận bị kìm nén thời gian dài có thể dẫn đến trầm cảm – nó không chỉ ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ mà còn gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe như huyết áp cao, hen suyễn, đau đầu và các vấn đề tiêu hóa. Điều này có thể tạo ra một môi trường không an toàn cho thai nhi. Vậy bà bầu bị tức giận phải làm sao?

“Khi mang thai, điều quan trọng là đảm bảo sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần của mẹ bầu được ổn định. Phụ nữ mang thai là phải sống tích cực, bình tĩnh, và không để những cảm xúc tiêu cực lấn át”
Nguyên nhân gây ra sự tức giận khi mang thai
Một số yếu tố có thể gây ra sự tức giận khi mang thai là:
1. Thay đổi nội tiết tố
Sự tức giận khi mang thai có thể là do các hormone thai kỳ gây ra. Sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian này có thể kích hoạt sự thay đổi tâm trạng thường xuyên khiến mẹ bầu cực kỳ nhạy cảm. Thông thường, sự tức giận tăng lên bắt nguồn từ một điều khó chịu xảy ra trước đó.
2. Căng thẳng khiến tức giận khi mang thai
Căng thẳng khi mang thai là cực kỳ phổ biến. Điều này có thể xảy ra do một số lý do như khó chịu về thể chất, nghỉ ngơi không đủ, thiếu ngủ, vợ chồng không hòa thuận, căng thẳng liên quan đến công việc hoặc lo lắng về tài chính. Căng thẳng liên tục có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng quản lý tức giận của bà bầu và có thể dẫn đến những cơn giận dữ bùng phát.
3. Sợ hãi
Một nguyên nhân khác cho sự tức giận khi mang thai có thể là nỗi sợ về những điều trong tương lai. Phụ nữ mang thai thường lo lắng việc mang thai của họ tiến triển có thuận lợi không, cơn đau chuyển dạ như thế nào, sức khỏe của thai nhi, bất kỳ biến chứng hoặc bệnh nào có thể xảy ra. Những nỗi sợ hãi này có thể dẫn đến sự tức giận.
4. Khó chịu dẫn đến nóng giận khi mang thai
Một số khó chịu không thể tránh khỏi trong thai kỳ do sự thay đổi thể chất diễn ra trong giai đoạn này. Phụ nữ mang thai thường trải qua ốm đau, buồn nôn và mệt mỏi trong số giai đoạn nhất định. Sự khó chịu có thể dẫn đến cáu kỉnh hoặc tức giận vào những lúc không mong muốn, đặc biệt là nếu lý do gây ra khó chịu không được xử lý một cách phù hợp.
Mẹo kiểm soát cơn tức giận cho bà bầu
Mẹ bầu hãy thực hiện một vài biện pháp thư giãn để kiểm soát cơn giận. Dưới đây là một số mẹo mà có thể giúp bà bầu kiểm soát cơn giận của mình:
1. Chế độ ăn uống lành mạnh
Bà bầu bị tức giận hãy theo đuổi chế độ ăn uống lành mạnh. Khi mang thai, cần chú ý ăn những bữa ăn lành mạnh và bổ dưỡng. Một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều protein và carbohydrate, rau xanh và trái cây sẽ giúp duy trì năng lượng và chống lại sự mệt mỏi. Cơ thể được khỏe mạnh sẽ làm tâm trạng tốt hơn.
2. Tập thể dục thường xuyên
Duy trì thói quen tích cực trong thai kỳ bằng cách tập các bài tập nhẹ hoặc đi bộ thường xuyên. Việc giải phóng endorphin giúp cho bà bầu luôn trong trạng thái vui vẻ và tích cực.
3. Tận hưởng các hoạt động yêu thích
Thư giãn hoặc dành thời gian với bạn bè, đi xem phim, vẽ tranh, nghe nhạc hoặc làm vườn có thể giúp giảm căng thẳng. Hãy chuyển sự chú ý vào cơn giận của bà bầu sang những điều thú vị và tích cực hơn.
4. Thiền
Phụ nữ mang thai có thể tập các bài tập thiền hoặc yoga để đối phó với căng thẳng và tức giận. Ngoài ra, các bài tập thở sâu sẽ giúp giải phóng căng thẳng và làm dịu bản thân.
5. Xoa bóp

Mát xa nhẹ nhàng có thể giúp bà bầu thư giãn, cả về thể chất và tinh thần. Nuông chiều bản thân bằng các phương pháp trị liệu spa không những có thể làm giảm đau các cơ khớp mà còn làm dịu tâm trí.
6. Tránh tranh luận
Đôi khi chỉ đơn giản là tránh một tình huống căng thẳng. Nếu bà bầu cảm thấy mình đang trên bờ vực mất bình tĩnh hoặc tình hình đang trở nên khó xử lý, tốt nhất chỉ cần bỏ đi.
7. Nghỉ ngơi đầy đủ để tránh tức giận khi mang thai
Nghỉ ngơi hợp lý và ngủ ngon vào ban đêm là điều cần thiết khi mang thai. Nếu bà bầu bị thiếu ngủ sẽ dẫn đến sự khó chịu tăng cao và có thể dẫn đến những cơn giận dữ bùng phát.
8. Giải phóng cảm xúc
Giữ cảm xúc lâu ngày trong lòng sẽ chỉ làm tăng thêm sự cáu kỉnh. Mẹ bầu hãy tâm sự với một người bạn tốt hoặc chồng và gia đình của bạn để giải phóng hết cảm xúc bị dồn nén.
9. Ưu tiên bản thân
Hạnh phúc và sức khỏe của mẹ bầu là vô cùng quan trọng trong thai kỳ vì sức khỏe của em bé có thể sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Mẹ bầu hãy ưu tiên bản thân và đảm bảo cơ thể khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Mặc quần áo và giày dép thoải mái, tâm sự với gia đình và chia sẻ sự e ngại với bạn bè hoặc bác sĩ.
10. Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp
Tốt nhất là tìm kiếm sự giúp đỡ của một cố vấn hoặc bác sĩ chuyên khoa nếu bà bầu đang trải qua những cơn giận dữ cực độ khi mang thai.

Bà bầu bị tức giận có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Phụ nữ mang thai trải qua sự tức giận có thể dẫn đến một số thay đổi sinh học và sinh lý như tăng huyết áp, tăng nhịp tim. Điều này làm giảm việc cung cấp oxy và máu cho thai nhi, nó có thể gây hại cho sự phát triển của em bé. Cơn giận kéo dài khi mang thai có thể có xu hướng dẫn đến các biến chứng như:
- Trẻ sinh ra nhẹ cân
- Sinh non
- Ảnh hưởng không tốt đến tính khí trẻ ( trẻ dễ bị kích thích và trầm cảm)
- Trẻ có khả năng bị mắc chứng hiếu động cao hơn
- Khả năng nhận thức của trẻ bị hạn chế
Lưu ý cho bà bầu bị tức giận
- Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh: ưu tiên rau xanh, uống nhiều nước, ăn các loại hạt tốt cho bà bầu, hạn chế hấp thụ chất kích thích,v.v…
- Hãy cố gắng ngủ đủ giấc và tránh tiếp xúc với những việc có thể khiến mẹ bầu không vui
- Tập thể dục thường xuyên cũng hỗ trợ mẹ bầu kiểm soát cảm xúc nóng giận khi mang thai.
- Trong trường hợp mẹ bầu vẫn không thể kiểm soát được cơn giận của mình. Hãy đến tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị tức giận phải làm sao? Bà bầu bị tức giận có ảnh hưởng đến thai nhi không? Những lưu ý khi mẹ bầu bị tức giận.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ho phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp