Trẻ nhỏ bị béo phì có sao không?
Trẻ nhỏ bị béo phì là tình trạng rất phổ biến. Khi điều kiện sống được nâng cao thì chế độ dinh dưỡng cũng được quan tâm. Tuy nhiên, nhiều người quan niệm rằng trẻ đang trong độ tuổi phát triển nên ăn càng nhiều càng tốt. Điều này dẫn đến một số bé sẽ được cho ăn bất cứ gì mình muốn, thậm chí là bị ép ăn. Năng lượng dư thừa tích tụ ngày càng nhiều dẫn đến béo phì. Bệnh không gây nguy hiểm ngay lập tức mà sẽ là tiền đề cho các bệnh về tim mạch, xương khớp phát triển sau này.
Béo phì thường biểu lộ qua ngoại hình của bé. Tuy nhiên, giai đoạn đầu của béo phì thường bị nhầm lẫn với mập mạp, mũm mĩm. Vậy làm thế nào để phát hiện trẻ có béo phì hay không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Kiểm soát chế độ ăn và thói quen tập thể dục sẽ cải thiện rất nhiều tình trạng trẻ nhỏ bị béo phì. Bố mẹ nên vừa là người đồng hành, vừa là chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ tâm lý giúp bé vượt qua thử thách này.
Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị béo phì
Ăn uống mất kiểm soát
Trẻ háu ăn có thể ăn ngang ngửa một người trường thành. Ngoài ra, nhiều trẻ cũng rất mau đói. Các bữa ăn của những trẻ này gần như chỉ cách nhau từ 2-3 giờ, có thể ít hơn. Bố mẹ cũng để mặc cho trẻ ăn bất cứ khi nào chúng thích. Chưa kể, xen kẽ giữa các bữa ăn là những món ăn vặt. Đặc biệt, một số trẻ còn có thói quen ăn khuya. Đây là nguyên nhân lớn khiến trẻ bị béo phì.
Lười vận động
Ăn nhiều nhưng ít vận động càng thúc đẩy năng lượng tích tụ trong cơ thể. Một cơ thể nặng nề sẽ khiến việc vận động trở nên khó khăn.
Trẻ nhỏ bị béo phì do di truyền
Một số trẻ ăn uống điều độ nhưng vẫn không thể kiểm soát cân nặng. Đây có thể là dấu hiệu của béo phì do di truyền. Bố hoặc mẹ bị béo phì trước và trong lúc mang thai có thể di truyền sang con. Tỷ lệ này khá cao, có thể lên đến 80%.
Dấu hiệu của trẻ nhỏ bị béo phì
Tăng cân liên tục
Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất với bất cứ ai bị béo phì. Trẻ trong giai đoạn này có thể tăng đến 10kg trong vòng 1 tháng. Kiểm tra chỉ số BMI nếu > hoặc = 30 thì trẻ đang mắc béo phì. Khó thở
Những trẻ béo phì thường gặp khó khăn khi vận động. Phần mỡ thừa ở cổ và ngực khiến hơi thở trở nên ngắn và yếu. Do đó người bệnh sẽ cảm thấy khó thở.
Các vấn đề về da
Béo phì có thể gây ra một số vấn đề về da. Sự thay đổi hormone có thể khiến vùng da ở cổ và các phần gập của cơ thể bị sạm và chảy nhão. Đồng thời sự căng da có thể gây các vết rạn.
Huyết áp cao
Nghiên cứu cho thấy, béo phì có liên quan đến chứng cao huyết áp và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Điều tra dân số cho thấy, ít nhất 2/3 số ca cao huyết áp có liên quan trực tiếp đến béo phì.
Biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi trẻ nhỏ bị béo phì
Bệnh về đường tiêu hóa
Khi thừa cân, lớp mỡ trong cơ thể sẽ bám vào các quai ruột, dẫn đến táo bón, trĩ…. Bên cạnh đó, sự ứ đọng phân và các sản phẩm độc hại dễ gây ung thư đại tràng, gan nhiễm mỡ, xơ gan. Ngoài ra, rối loạn chuyển hóa mỡ còn sinh ra sỏi mật.
Bệnh lý tim mạch
Béo phì thường đi kèm với với cholesterol cao. Khi lượng cholesterol cao sẽ gây ra xơ hóa lòng mạch máu, tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Thêm nữa, cơ thể cảu trẻ nhỏ bị béo phì tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể, lâu dài, việc này gây quá tải cho tim, do đó dễ mắc các bệnh về tim mạch. Theo số liệu đưa ra, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch đang đứng đầu, trong đó rất nhiều ca là biến chứng của bệnh béo phì.
Tiểu đường type 2
Béo phì khiến hormon insulin do tuyến tụy tiết ra hoạt động không hiệu quả, không thể giúp cơ thể hấp thu đường. Lúc này, tuyến tụy sẽ cố gắng sản sinh ra nhiều insulin hơn để đáp ứng nhu cầu của cơ thể nhưng nếu tình trạng này kéo dài, việc sản sinh insulin của tuyến tụy sẽ giảm đi, bệnh nhân dễ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Điều trị cho trẻ nhỏ bị béo phì
Điều trị cho trẻ nhỏ cần có sự kiên trị ở cả bé và gia đình. Các phương pháp bao gồm:
Xây dựng thói quen ăn uống và vận động lành mạnh
Nguyên tắc cơ bản là điều chỉnh thói quen ăn uống, lựa chọn thực phẩm lành mạnh, tăng cường vận động thể lực. Hạn chế nguồn cung cấp năng lượng dư thừa từ thực phẩm giàu năng lượng như dầu mỡ, đường, bánh kẹo ngọt,…; Khuyến khích tăng cường vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày: qua trò chơi và thể dục thể thao: nhảy dây, bơi lội, chạy hoặc đi bộ nhanh,…ưu tiên môn thể thao phù hợp với sở thích của trẻ.
Tiết chế ăn uống – vận động
Xây dựng thực đơn chặt chẽ và y lệnh về vận động trong trường hợp béo phì nặng cần xác định mục tiêu giảm cân.
Điều trị bằng thuốc
Thường trẻ béo phì ăn uống thiên lệch, mất cân đối sẽ được xem xét bổ sung chất đạm, vitamin, khoáng chất, omega3, chất xơ,… tùy trường hợp. Ngoài ra, điều trị bằng thuốc còn áp dụng để điều trị nguyên nhân/ biến chứng của béo phì.
Lời kết
Kiểm soát chế độ ăn và thói quen tập thể dục sẽ cải thiện rất nhiều tình trạng trẻ nhỏ bị béo phì. Bố mẹ nên vừa là người đồng hành, vừa là chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ tâm lý giúp bé vượt qua thử thách này. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.
Và đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại:
- Trẻ nhỏ bị trĩ có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ung thư máu có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo