Trẻ sơ sinh bị thở rút lõm có sao không?
Thông thường, khi trẻ hít vào, không khí đi vào phổi sẽ làm lồng ngực căng lên và phồng ra. Dấu hiệu trẻ thở rút lõm ngực là khi trẻ hít vào thấy phần dưới lồng ngực (vị trí tiếp giáp giữa bụng với ngực) bị lõm bất thường. Điều này chứng tỏ, trẻ đang bị khó thở. Vậy trẻ sơ sinh bị thở rút lõm có sao không?
Khi thấy trẻ có dấu hiệu rút lõm ngực nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Không nên tự chăm sóc trẻ tại nhà hay cho trẻ uống thuốc mà không có hướng dẫn của bác sĩ.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị thở rút lõm
Dưới đây là các nguyên nhân khiến trẻ có biểu hiện thở rút lõm:
- Do hít phải nước ối, phân su đã bị nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của người mẹ trong lúc trẻ chuẩn bị chào đời.
- Thai nhi trong tử cung bị thiếu dưỡng khí.
- Do mắc các bệnh như viêm khoang miệng, viêm da, viêm dây rốn.
- Trào ngược dạ dày ở trẻ khiến sữa bị hít nhầm vào phổi, thường kèm theo các triệu chứng thở gấp, hụt hơi, tím tái
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị thở rút lõm
Dấu hiệu rút lõm ngực là hiện tượng cảnh báo tình trạng viêm phổi nặng ở trẻ, cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt, đặc biệt là khi trẻ có một trong số những dấu hiệu nguy hiểm như:
- Với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi: trẻ rút lõm ngực kèm bỏ bú, bú ít; ngủ li bì, khó đánh thức; sốt co giật, tiếng thở khò khè.
- Với trẻ nhỏ từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi: trẻ bỏ ăn, ngủ li bì, khó đánh thức, tiếng thở rít.
Nếu nghi ngờ trẻ bị thở rút lõm, cha mẹ nên để trẻ nằm yên, không cử động, vén áo trẻ lên, quan sát kĩ toàn bộ lồng ngực của trẻ trong vòng vài phút.
Những trường hợp trẻ bị thở rút lõm cha mẹ thường quan tâm
- Trẻ sơ sinh thở rút lõm
- Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh
- Bé thở mạnh bụng phập phồng
- Dấu hiệu trẻ sơ sinh khó thở
- Trẻ sơ sinh thở nhanh
- Trẻ sơ sinh bị viêm phổi nặng
Biến chứng nguy hiểm
Thở rút lõm làm một biểu hiện tiêu biểu của viêm phổi. Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, viêm phổi có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:
- Nhiễm trùng huyết: Gây nhiễm trùng máu và sốc biến chứng nhiễm trùng rất khó điều trị.
- Tràn mủ màng phổi: Gây khó khăn trong hô hấp, bạch cầu tăng cao và xuất hiện tình trạng kháng thuốc.
- Viêm màng não: Gây tổn thương não vĩnh viễn, rối loạn thần kinh.
- Hội chứng suy hô hấp cấp: Gây áp xe phổi, viêm phổi mạn tính, suy giảm hệ miễn dịch.
- Tràn dịch màng tim, trụy tim: Nếu không được phát hiện sớm, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tuần hoàn gây tràn dịch màng tim, trụy tim,…
- Các biến chứng khác: viêm nội tâm mạc, viêm phúc mạc, viêm khớp,…
Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị thở rút lõm
Khi trẻ em bị viêm phổi, bố mẹ cần thực hiện những điều sau:
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Long đờm cho trẻ bằng cách vỗ lưng giúp trẻ dễ chịu hơn.
- Cho trẻ ăn mềm, dễ tiêu, dễ nuốt.
- Ăn theo nhu cầu, không ép trẻ ăn, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh trẻ.
Phòng ngừa cho trẻ sơ sinh bị thở rút lõm
Viêm phổi ở trẻ em là bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, bệnh có thể được phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh là phương pháp hiệu quả được khuyến nghị, nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh do các virut gây ra.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị thở rút lõm phải làm sao? Trẻ nhỏ bị thở rút lõm có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp