Trẻ sơ sinh bị hắt hơi nhiều có sao không?
Hắt hơi là một phản xạ được hệ thống thần kinh điều khiển giúp làm sạch các hạt bụi, dị vật nằm trong đường thở hoặc để khai thông tình trạng tắc nghẽn trong hệ hô hấp. Vì vậy, nếu trẻ sơ sinh bị hắt hơi nhưng không bị sốt hoặc đi kèm với các triệu chứng như thở khò khè, phát ban thì mẹ không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu bé hắt hơi liên tục trong thời gian dài nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên do và có hướng xử lý kịp thời. Vậy trẻ sơ sinh bị hắt hơi nhiều có sao không?
Cha mẹ được khuyên nên cho bé uống nước chanh tươi ấm và thêm ít đường (hoặc mật ong). Lưu ý là chỉ cho trẻ uống khi đã ăn no và mỗi lần uống 50ml là đủ.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị hắt hơi nhiều
Dưới đây là một vài nguyên nhân gây ra tình trạng hắt hơi nhiều ở trẻ:
- Do môi trường sống: Môi trường có nhiều khói bụi, ẩm mốc
- Do lông động vật: Nhiều gia đình có nuôi một số con vật trong nhà như chó, mèo khiến lông bay và rơi nhiều trong không khí làm trẻ có thể bị hít vào.
- Do lông từ các vật dụng trong nhà: Lông từ quần áo, chăn ga gối đệm
- Do thời tiết: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết, thời tiết chuyển mùa từ nóng sang không khí lạnh
- Do vi khuẩn, vi rút
- Do xung huyết
Những trường hợp trẻ sơ sinh bị hắt hơi nhiều cha mẹ còn quan tâm
- Cách chữa hắt hơi cho trẻ sơ sinh
- Trẻ sơ sinh bị hắt hơi thở khò khè
- Trẻ sơ sinh bị hắt xì hơi sổ mũi
- Trẻ sơ sinh bị hắt hơi và ho
- Hắt hơi ở trẻ sơ sinh
- Hắt xì hơi nhiều lần trong ngày
- Bé bị hắt hơi, sổ mũi và sốt
Biến chứng nguy hiểm gặp ở trẻ nhỏ bị hắt hơi nhiều
Theo Đông y, do tạng phế của trẻ chưa hoàn thiện nên khi thời tiết thay đổi (nóng, lạnh thất thường) hoặc đổ mồ hôi nhiều khiến trẻ dễ bị cảm lạnh. Ở giai đoạn mới bị, trẻ có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi trong, nghẹt mũi. Sau đó, trẻ có thể bị ho nặng, gây suy yếu chức năng nội tạng.
Theo y học hiện đại, khi lớp biểu mô trong hốc mũi bị kích thích do thời tiết, hóa chất, dị vật, tình trạng viêm nhiễm, các khối u sẽ gây hiện tượng chảy nước mũi. Hiện tượng này có thể tự hết nhưng cũng có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường như viêm xoang, viêm họng, viêm tắc vòi tai, viêm thanh – khí – phế quản.
Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị hắt hơi nhiều
Việc điều trị hắt hơi sổ mũi ở trẻ em quan trọng nhất là cần can thiệp sớm ngay từ khi có những dấu hiệu ban đầu để trị bệnh dứt điểm. Các công việc cần làm gồm:
- Nhỏ nước muối sinh lý
- Thay đổi chế độ ăn uống (uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng)
- Tắm nước gừng ấm
- Day nguyệt nghinh hương (còn gọi là huyệt xung dương)
- Massage bằng dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp cho bé
- Mang tất/ vớ khi ngủ
- Nằm cao đầu để tránh ngạt mũi lúc ngủ
Phòng ngừa cho trẻ sơ sinh bị hắt hơi nhiều
Để phòng ngừa các bệnh đường mũi họng cho trẻ, cha mẹ cần:
- Giữ ấm cho bé, đặc biệt là vùng họng và chân tay trong mùa lạnh
- Bổ sung thêm vitamin và sắt vào chế độ dinh dưỡng của trẻ
- Giữ cho không khí trong phòng của trẻ được thông thoáng
- Không cho bé tiếp xúc với phấn hoa, khói bụi hay thuốc lá
- Khuyến khích bé tăng cường vận động để nâng cao sức đề kháng của cơ thể
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị hắt hơi nhiều phải làm sao? Trẻ nhỏ bị hắt hơi nhiều có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp