Trẻ nhỏ bị hóc xương cá có sao không?
Trẻ nhỏ bị hóc xương cá hay dị vật trong cổ họng là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Trong đó, khoảng 95% trường hợp là hóc xương cá. Nhìn chung, bị hóc xương cá không quá nguy hiểm hay gây ra các biến chứng về sau. Tuy nhiên, trẻ có thể gặp nguy hiểm nếu không được kịp thời phát hiện.
Nếu không nhìn thấy được xương cá và bé quá đau hoặc có biểu hiện khó thở thì nên đưa con đến bệnh viện để các bác sĩ xử lý.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị hóc xương cá
Theo các bác sĩ, nguyên nhân chính đến từ việc xương cá còn sót lại trong thịt cá khiến trẻ vô tình nuốt trong lúc ăn uống. Đôi khi, sự bất cẩn của mẹ trong lúc sơ chế đã không loại bỏ hoàn toàn xương trong thịt cá, khiến bé bị hóc phải lúc ăn. Ngoài ra, khi cho ăn một số loại cá có nhiều xương nhỏ cũng làm tăng nguy cơ hóc xương ở trẻ.
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị hóc xương cá
Không phải bé nào cũng biết thể hiện tình trạng hóc xương, nên mẹ cần tinh ý quan sát các biểu hiện ở trẻ. Khi bé bị hóc xương cá, có thể bắt gặp những biểu hiện như:
- Trẻ đột ngột la khóc khi đang ăn
- Dùng tay gạt thức ăn khi mẹ đút
- Chảy dãi nhiều do không nuốt được nước bọt
- Đau họng, khó nuốt, nuốt đau
- Khó chịu, quấy khóc
- Biểu hiện hốt hoảng, khó thở, tím tái
- Tắt tiếng hoặc khàn tiếng do xương hóc vào thanh quản
Biến chứng nguy hiểm
Trường hợp các biến chứng nguy hiểm gây ra bởi hóc xương cá ở trẻ được xem là rất hiếm gặp. Tuy nhiên, chúng sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như:
- Khó thở, tím tái: Xương cá mắc vào cổ họng, khiến nước bọt chảy nhiều, khó nuốt. Việc này làm cho thức ăn ứ đọng, có thể làm tắt nghẽn ống thở.
- Gây ra các vết thương nhiễm trùng: Khi xương cá bị hóc quá lớn, quá cứng, việc lấy xương bằng cách thông thường ở nhà không đảm bảo an toàn. Chiếc xương có thể bị xê dịch do cử động nuốt hay kéo ra, tạo ra các vết thương ở cổ họng, rất khó nhận biết. Do không được phát hiện và vệ sinh, sẽ hình thành ổ vi khuẩn, gây nhiễm trùng.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị hóc xương cá
Khi nhận thấy dấu hiệu trẻ hóc xương cá, cần xử lý theo các bước sau:
- Trấn an trẻ: Khi bé bình tĩnh, không quấy khóc, cựa quậy quá nhiều thì quá trình lấy xương hóc mới dễ dàng tiến hành.
- Tìm nơi hóc xương: Mẹ yêu cầu trẻ há miệng to, rồi dùng đèn pin rọi vào cổ họng của trẻ và tìm vị trí của chiếc xương. Hoặc với trẻ lớn hơn, có thể yêu cầu trẻ chỉ vị trí của chiếc xương để quá trình tìm được nhanh chóng.
- Gắp xương cá ra: Trường hợp trẻ há miệng ra thấy được xương cá, thì có thể dùng kẹp để gắp ra. Ngược lại, nếu không thấy xương cá và bé quá đau hoặc có biểu hiện khó thở thì nên đưa con đến bệnh viện để các bác sĩ xử lý.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị hóc xương cá
- Nên cho trẻ ăn những loại cá lớn, ít xương và cá có xương lớn để dễ gỡ và không bỏ sót
- Nên lọc xương cá trước khi nấu
- Sau khi nấu chín, cần kiểm tra lại một lần nữa để chắc chắn không còn xương dăm nhỏ trong cá
- Hầm cá thật nhừ và làm rục xương cá trước khi cho ăn
- Với trẻ đã lớn, bố mẹ cần dặn dò kĩ, hướng dẫn bé nhai chậm để phát hiện xương
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị hóc xương cá phải làm sao? Trẻ nhỏ bị hóc xương cá có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp