Khi mang thai, nhiều yếu tố ảnh hưởng khiến mẹ bầu dễ gặp phải những vấn đề gây nhức mỏi, sa sút tinh thần, cơ thể suy yếu, tổn thương. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vậy làm thế nào khi bị viêm phế quản trong quá trình mang thai? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất trong quá trình mang thai? Mẹ bầu bị viêm phế quản nên ăn gì để bảo vệ thai nhi?
Viêm phế quản là bệnh xảy ra ở đường hô hấp dưới đặc trưng bởi tình trạng viêm lớp niêm mạc ngay tại ống phế quản. Phụ nữ mang thai có quá trình phát bệnh viêm phế quản nhanh gấp đôi những người có thể trạng bình thường và nếu không tiến hành điều trị tỷ lệ biến chứng cũng cao hơn gấp nhiều lần. Triệu chứng thường gặp: Khó thở; Ho khan; Đau rát cổ họng; Người mệt mỏi, có cảm giác buồn ngủ; Chán ăn.
Mẹ bầu bị viêm phế quản nên ăn gì: Táo
Táo là loại trái cây có khả năng làm giảm cơn hen do có đặc tính chống oxy hóa cao. Ngoài ra trong táo còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin, protein cùng với vị ngọt mát chắc chắn sẽ là thực phẩm cần bổ sung cho người bệnh đường hô hấp. Táo rất bổ dưỡng và giàu chất chống oxy hóa; phytonutrients, flavonoid và chất xơ nên tốt cho mọi người, kể cả mẹ bầu. Trong táo có hai chất chống oxy hóa rất mạnh mẽ là flavonoid và phytochemical; có tác dụng chống lại các gốc tự do của cơ thể.
Món ngon từ táo dành cho mẹ bầu
- Nước ép táo tươi:Bạn có thể uống loại nước ép táo 2 lần/ngày nhằm giúp thỏa mãn cơn khát. Bạn cũng có thể trộn táo cùng các loại trái cây hoặc rau quả khác như cà rốt để làm mocktail.
- Bánh táo:Mẹ bầu có thể làm bánh táo nướng tại nhà ngon kết hợp cùng bánh crepe, sữa chua hoặc phô mai.
- Trà táo:Trà táo có hương vị tươi mát, là một món thức uống tuyệt vời khi mẹ bầu muốn thay thế cho nước lọc hay các loại trà thông thường.
- Táo khô hoặc snack táo:Mẹ bầu có thể tự làm táo khô, snack táo tại nhà để có những món ăn vặt lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
Một số lưu ý khi bà bầu ăn táo
Mặc dù táo tốt cho sức khỏe; nhưng khi ăn bà bầu cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Không nên ăn táo quá nhiều vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
- Bà bầu khi mua táo nên lưu ý mua đúng nguồn gốc, chọn mua ở các cơ sở có uy tín. Tránh các loại táo có nhiều thuốc trừ sâu.
- Trước khi bà bầu ăn táo rửa chúng thật kỹ bằng cách ngâm trong nước muối loãng từ 15-30 phút.
- Chỉ chọn những quả táo đồng màu; còn lớp sáp tự nhiên bám bên ngoài, không bị giập, úng, tránh chọn những quả có vỏ sáng bóng. Nguyên do là những quả này có thể đã được tẩm ướp hóa chất bảo quản.
Mẹ bầu bị viêm phế quản nên ăn gì: Cá hồi
Cá hồi là một trong những nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng đầu cho bà bầu. Bà bầu có thể ăn cá hồi ở những tháng trong thai kỳ và sau thai kỳ. Ăn cá hồi giúp mẹ bổ sung nhiều dưỡng chất tốt như: protein lành mạnh, acid béo Omega-3, vitamin A, vitamin B6, vitamin B12. Hàm lượng omega-3 cao có thể làm giảm nguy cơ hẹp đường hô hấp từ đó giúp mẹ bầu không bị khó thở, hoạt động của phổi không bị ảnh hưởng. Giúp cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch; bằng cách tăng cường hoạt động của các đại thực bào (dạng hoạt hóa của các tế bào bạch cầu khi có tác nhân lạ như vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể)
Các món ăn từ cá hồi tốt cho bà bầu
- Cá hồi sốt cà chua cho bà bầu
- Cá hồi hấp cho bà bầu
- Súp cá hồi cho bà bầu
- Ruốc cá hồi cho bà bầu
Lưu ý khi mẹ bầu ăn cá hồi
Để an toàn, mẹ bầu nên dùng khoảng 200 – 300g cá hồi/1 tuần. Để tránh nhiễm độc thủy ngân chứa trong cá. Dù hàm lượng thủy ngân trong cá hồi thấp nhưng nếu dùng quá nhiều hàm lượng này sẽ tăng cao.
Cá hồi là món ăn có cung cấp đạm khá cao; mẹ bầu nên ăn vào các bữa ăn chính. Lượng cá khoảng 50 – 100g cho một lần chế biến với một chén mì hoặc một chén nui hay cơm… Không nên quá lạm dụng vì sẽ gây nên tình trạng thừa chất dinh dưỡng, không có lợi cho cơ thể mẹ và bé.
Mẹ bầu bị viêm phế quản nên ăn gì: Cà rốt
Trong cà rốt có lượng beta-carotene cao – chất sẽ chuyển đổi thành vitamin A, là một chất dinh dưỡng có tác dụng chống oxy hóa rất có lợi trong trường hợp viêm phế quản, vì nó tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng khả năng phòng vệ, do đó giúp chống lại virus có hại cho sức khỏe của phổi. Việc mẹ bầu tiêu thụ cà rốt hằng ngày cũng có thể giúp làm giảm nguy cơ em bé bị dị tật thần kinh bẩm sinh như tật nứt đốt sống…
Món ăn từ cà rốt cho mẹ bầu
- Cháo yến mạch ức gà cà rốt
- Canh cà rốt nấu thịt heo
- Cà rốt áp chảo
- Thịt bò xào cà rốt
- Su su xào cà rốt
Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn cà rốt
- Việc tiêu thụ quá nhiều cà rốt có thể khiến lượng beta-carotene trong cơ thể mẹ bầu quá cao. Điều này có thể gây tử vong.
- Cà rốt có màu cam hoặc đỏ nên khi tiêu thụ chúng với số lượng quá lớn có thể khiến mẹ bầu bị vàng da. Lượng carotene trong cơ thể ở mức quá cao có thể gây ra tình trạng carotene huyết (cacarotenemia).
- Việc bà bầu ăn cà rốt quá nhiều có thể khiến lượng vitamin A trong cơ thể nhiều hơn mức cần thiết. Lượng vitamin A quá cao có thể gây cản trở sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.
- Cà rốt là một loại rau ăn củ lành tính. Tuy nhiên vẫn có một số người có thể bị dị ứng với các biểu hiện như đau đầu dữ dội, buồn nôn sau khi ăn. Mẹ nên thận trọng trước khi thêm nó vào chế độ ăn uống.
- Nếu mẹ đang bị nhiễm trùng đường mật trong thai kỳ, cần tránh tiêu thụ quá nhiều loại củ này.
- Mẹ bầu không nên uống quá nhiều nước ép của loại củ này. Việc tiêu thụ quá nhiều thức uống này có thể khiến mẹ bầu đau đầu và rơi vào trạng thái hôn mê.
Mẹ bầu bị viêm phế quản không nên ăn
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho mẹ bầu bị viêm phế quản
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Mẹ bầu bị côn trùng cắn nên ăn gì để vết thương giảm sưng viêm?
- Mẹ bầu bị nôn ra máu nên ăn gì để tăng cường sức khỏe thai kỳ?
- Mẹ bầu bị nhiều gàu nên ăn gì để giảm bớt tình trạng ngứa da đầu?
- Mẹ bầu bị chua miệng nên ăn gì để cải thiện vị giác?
- Mẹ bầu bị thủy đậu nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe thai nhi?
- Mẹ bầu bị đa ối nên ăn gì để giảm các triệu chứng ảnh hưởng thai nhi?
Nguồn: Tổng hợp