Khi mang thai, nhiều yếu tố ảnh hưởng khiến mẹ bầu dễ gặp phải những vấn đề gây nhức mỏi, sa sút tinh thần, cơ thể suy yếu, tổn tng. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vậy làm thế nào khi bị tắc lỗ chân lông trong quá trình mang thai? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất trong quá trình mang thai? Mẹ bầu bị tắc lỗ chân lông nên ăn gì để bảo vệ thai nhi?
Các nghiên cứu cho thấy, thai kỳ khiến cho chất androden được tiết ra nhiều, kích thích tăng bã nhờn trên da, làm tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến mụn nhanh chóng sinh sôi và phát triển. Dầu, bã nhờn, bụi bặm, tế bào chết tích tụ trên da quá lông có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Các nốt mụn phát triển khiến diện tích lỗ chân lông tăng lên, vùng da xung quanh khu vực bị mụn cũng bị kéo giãn. Mẹ bầu có thể nhận biết các dấu hiệu của lỗ chân lông bị bít là da xuất hiện mụn đầu trắng, mụn đầu đen hoặc da bị xỉn màu.
Mẹ bầu bị tắc lỗ chân lông nên ăn gì: Đu đủ
Đu đủ chín có chứa dồi dào hàm lượng vitamin như: vitamin B1, B2, B6, PP…Trong đó, vitamin B1 có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Là loại thực phẩm thật sự rất tốt dành cho người bị mụn; nó giúp hạn chế tình trạng lây ra khắp cơ thể. Bên cạnh đó, đu đủ chín cũng dồi dào các chất chống oxy hóa. Hàm lượng beta caroten trong loại quả này; có vai trò chống oxy hóa mạnh giúp cơ thể mẹ bầu kháng lại được một số bệnh nguy hiểm. Kali, canxi, magie, kẽm; có trong đu đủ chín cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi.
Bà bầu nên ăn đu đủ chín thời điểm nào là tốt nhất
Sáng sớm chính là thời điểm tốt nhất để ăn đu đủ vì lúc này cơ thể của bà bầu chứa Fructoza cao. Khi mới thức dậy; cơ thể chúng ta cần được bổ sung ngay năng lượng bởi ban đêm mọi hoạt động thường bị ngưng trệ. Không nên ăn hoa quả lúc gần đi ngủ vì chúng chứa đường khiến các bà bầu khó ngủ hơn. Ngoài ra mẹ bầu nên ăn đu đủ chín trước 1-2 giờ; trước khi bước vào bữa ăn chính để cơ thể có thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng.
Một số lưu ý dành cho bà bầu khi ăn đu đủ
Bà bầu tuyệt đối không ăn đu đủ xanh suốt thai kỳ vì đu đủ xanh chứa nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe. Khi ăn đu đủ chín mẹ bầu cũng nên lưu ý như sau:
- Không ăn đu đủ quá lạnh
- Không lạm dụng ăn đu đủ chín cùng một lúc vì chất beta carotene có trong đu đủ có thể khiến mẹ bầu bị vàng da ở lòng và mu bàn tay, bàn chân.
- Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn loại quả này hợp lý. Nên ăn 2-3 lần/tuần mỗi lần ăn 1 miếng vừa là đủ.
- Bỏ hạt trước khi ăn vì hạt đu đủ chín chứa chất độc.
Mẹ bầu bị tắc lỗ chân lông nên ăn gì: Dưa leo (Dưa chuột)
Trong dưa leo có chứa một hợp chất dinh dưỡng có giá trị cao được gọi là silica. Loại chất này có tác dụng hỗ trợ bàng quang, chống viêm nhiễm và hỗ trợ mô liên hết giúp hạn chế tình trạng bệnh són tiểu. Ăn dưa chuột với một lượng vừa đủ còn giúp lợi tiểu, tốt hơn cho thận; giúp đẹp da, ngăn ngừa và trị mụn. Những chất chống oxy hóa trong dưa leo như: vitamin C, A, K và beta-carotene có khả năng thúc đẩy hệ miễn dịch của người mẹ.
Tác dụng phụ khi mẹ bầu ăn dưa chuột quá nhiều
- Gây mất nước: Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ. Bà bầu ăn dưa chuột quá nhiều sẽ gây kích thích tăng cường tiểu tiện, dẫn đến mất nước ở mẹ bầu.
- Gây chướng bụng, đầy hơi: Ngoài việc gây mất nước, ăn nhiều dưa chuột còn dẫn đến mẹ bầu bị đầy hơi, chướng khí, dẫn đến chứng phình bụng, khó tiêu. Mẹ bầu nên tránh ăn dưa leo muối mặn và cay nếu bị sưng phù và cao huyết áp.
Mẹo vặt chọn dưa chuột tốt cho mẹ bầu
- Chọn dưa leo có vỏ màu xanh, sáng không bị thâm giập, có vết đốm và còn phấn.
- Không nên chọn những trái quá lớn vì có thể bị phun nitrat. Chọn quả có mùi thơm đặc trưng của dưa leo và không bị lẫn tạp chất.
- Bảo quản dưa chuột trong tủ lạnh trong vòng 10 – 12 ngày. Có thể cắt dưa leo thành từng lát gói trong giấy bóng để bảo quản trong tủ lạnh. Bảo quản rau củ theo cách này trong khoảng 2−3 tháng.
- Không bảo quản dưa chuột chung với các trái cây như: táo, chuối, cà chua, dưa hấu,.. vì chúng có thể làm hư quả.
Mẹ bầu bị tắc lỗ chân lông nên ăn gì: Cà chua
Cà chua giống như chất khử trùng tự nhiên, bảo vệ bà bầu khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, nó còn chứa vitamin A và C, được biết như một chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng; bảo vệ mẹ bầu khỏi những cơn đau nhức. Vitamin C có chất chống oxy hóa giúp điều tiết lưu thông máu, làm phục hồi nhanh chóng các vết mụn và giảm tình trạng viêm nhiễm do mụn gây ra. Với lượng calo, đạm, xơ, axit folic, vitamin C, A; các khoáng chất như kali, canxi, natri, photpho,… nhiều dưỡng chất để duy trì sức khỏe thai nhi.
Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn cà chua
- Bà bầu ăn cà chua tươi thay vì các loại đóng hộp hay các chế phẩm như nước sốt cà, tương cà…
- Cà chua chứa nhiều acid, vì vậy ăn nhiều có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng. Những mẹ bầu đang khó chịu vì ợ nóng nên tránh ăn nhiều; nếu không muốn tình trạng thêm trầm trọng.
- Trong nhiều trường hợp, bổ sung cà quá mức còn có thể gây ảnh hưởng đến sắc tố da của mẹ bầu.
- Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe thì mỗi ngày bà bầu ăn cà chua một quả. Vì nếu quá lạm dụng thì sẽ gây phản tác dụng như trào ngược axit, ảnh hưởng đến dạ dày của mẹ bầu.
- Ngoài ra, bà bầu không nên ăn cà chua chưa chín, không ăn lúc đói, không chế biến quá chín kỹ… để đảm bảo giữ trọn vẹn dưỡng chất cho cơ thể.
Mẹo vặt giúp mẹ chọn và bảo quản cà chua đúng cách
- Chọn cà chua có màu đỏ tươi, vỏ căng mọng và không bị bầm dập.
- Chọn quả mềm vừa phải, không chọn trái mềm nhũn, vỏ có nhiều nếp nhăn.
- Cà chua để ở nơi thoáng mát, khô ráo (nhiệt độ phòng) có thể sử dụng trong khoảng 2-3 ngày. Không nên bỏ cà trong bao ni – long bịt kín hoặc cho vào tủ lạnh.
- Muốn cà nhanh chín, mẹ có thể để lẫn chung với táo.
- Không nên dùng nồi nhôm, gang để chế biến cà chua
Mẹ bầu bị tắc nghẽn lỗ chân lông không nên ăn
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho mẹ bầu bị tắc nghẽn lỗ chân lông
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Mẹ bầu bị côn trùng cắn nên ăn gì để vết thương giảm sưng viêm?
- Mẹ bầu bị nôn ra máu nên ăn gì để tăng cường sức khỏe thai kỳ?
- Mẹ bầu bị nhiều gàu nên ăn gì để giảm bớt tình trạng ngứa da đầu?
- Mẹ bầu bị chua miệng nên ăn gì để cải thiện vị giác?
- Mẹ bầu bị thủy đậu nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe thai nhi?
- Mẹ bầu bị đa ối nên ăn gì để giảm các triệu chứng ảnh hưởng thai nhi?
Nguồn: Tổng hợp