Áp xe phổi có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Ho ra máu; Tràn mủ màng phổi; Nhiễm trùng máu;… Ngoài ra, áp xe phổi còn gây ra những biến chứng khác như xơ phổi, giãn phế quản, áp xe não. Vậy làm thế nào khi bị áp xe phổi trong quá trình mang thai? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất trong quá trình mang thai? Mẹ bầu bị áp xe phổi nên ăn gì để bảo vệ thai nhi?
Mẹ bầu bị áp xe phổi nên ăn gì: Cần tây
Những chất khoáng từ nước ép cần tây có tác dụng cân bằng pH máu trong cơ thể; và trung hòa lượng axit trong dạ dày. Trong cần tây có chứa nhiều các chất alkaloids, volatile, flavonoids và tannins. Đây là những chất giúp cho chất nhầy dạ dày được tiết ra đều đặn; và bảo vệ dạ dày khỏi lượng axit mà hệ thống tiêu hóa tự tiết ra. Trong cần tây có chứa nhiều chất chống viêm, nếu thường xuyên ăn rau cần tây tình trạng viêm nhiễm các bộ phận trên cơ thể sẽ được hạn chế.
Món ngon kèm cần tây tốt cho mẹ bầu:
- Món tôm xào rau cần tây ngọt mát.
- Thịt bò trộn rau cần nằm trong top 8 món ngon từ rau cần tây.
- Ngân nhĩ trộn với rau cần tây.
- Món nộm tôm nõn rau cần tây.
- Canh cần tây kết hợp hải sâm, mộc nhĩ
- Canh thịt lợn, cần tây, nấm hương, lá sen.
Lưu ý mẹ bầu khi sử dụng cần tây
- Bà bầu không nên ăn cần tây với dưa chuột. Rau cần này chứa một lượng lớn vitamin C. Tuy nhiên, dưa chuột lại có một loại enzyme phân giải vitamin này.
- Bà bầu không ăn cần tây cùng sò lông, nghêu, sò và hàu. Các loại sò và nghêu có chứa chất phân giải vitamin B1, khiến hàm lượng vitamin này trong rau bị phá hư nghiêm trọng. Những loại hải sản này và cần tây đều mang tính hàn và tính mát. Kết hợp cùng nhau sẽ làm tổn thương dương khí trong cơ thể, gây nguy hại nghiêm trọng đối với sức khỏe.
- Bà bầu không ăn cần tây với hàu. Điều đó không làm suy giảm lượng vitamin B1, nhưng lại sinh ra các chất gây cản trở cơ thể trong việc hấp thu kẽm.
Mẹ bầu bị áp xe phổi nên ăn gì: Tỏi
Tỏi là gia vị có chứa nhiều sulfur (lưu huỳnh); đây là một chất cần thiết cho quá trình sản xuất collagen trong cơ thể; giúp ngăn ngừa và chữa bệnh áp xe hiệu quả. Ngoài ra, tỏi còn chứa lượng lớn axit lipoic và taurine; quercetin tuyệt vời và có lịch sử lâu dài trong điều trị các triệu chứng do nhiễm trùng. Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin C và kali dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch. Trong tỏi còn chứa hoạt chất Allicin có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, nâng cao hệ miễn dịch, giúp cơ thể ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh từ môi trường và điều trị nhiễm trùng rất tốt.
Món ăn ngon với tỏi cho mẹ bầu
- Bánh mì nướng bơ tỏi giòn rụm.
- Tôm rim tỏi.
- Tôm tươi hấp tỏi.
- Cánh gà nướng bơ tỏi.
- Gà nấu tỏi.
- Chân gà chiên mắm tỏi.
- Ếch xào tỏi.
- Cá cơm chiên tỏi.
Lưu ý bà bầu khi ăn tỏi
- Không nên ăn tỏi, uống nước ép tỏi khi đói. Các mẹ sẽ gặp ngay các triệu chứng: buồn nôn, khó chịu, tiêu chảy vì tỏi chứa chất oxy hóa khá mạnh, bào mòn đường ruột và chất fructan sẽ làm cho dạ dày chứa đầy chất khí rất nguy hại.
- Ăn tỏi tươi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu âm đạo. Bất kỳ dấu hiệu chảy máu âm đạo nào sau khi ăn tỏi cần gặp bác sĩ chuyên khoa.
- Bà bầu bị huyết áp thấp không nên sử dụng tỏi vì tỏi có thể làm giảm lượng huyết áp.
- Ăn nhiều tỏi có thể khiến mẹ bầu bị loãng máu. Tỏi có đặc tính làm loãng máu, tốt nhất trước 2 tuần sinh mẹ không nên ăn tỏi.
Mẹ bầu bị áp xe phổi nên ăn gì: Bông cải xanh (Súp lơ)
Súp lơ xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh: axit folic, magie, phốt pho và vitamin K, vitamin C. Những loại rau chứa nhiều vitamin B5 như bông cải xanh giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh áp xe phổi. Lutein trong súp lơ còn giúp ngăn ngừa bệnh tim. Bằng cách giữ cho các động mạch không bị nghẽn và máu lưu thông bình thường. Súp lơ xanh cung cấp nhiều sắt, axit folic cần thiết cho thai kỳ.
Món ăn từ bông cải xanh tốt cho bà bầu
- Bông cải xanh xào nấm chay
- Canh bông cải xanh.
- Súp bông cải xanh.
- Nước ép bông cải xanh.
- Thịt bò xào bông cải xanh
- Gà áp chảo với bông cải xanh
Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn bông cải xanh
Để giữ lại hàm lượng khoáng chất, dưỡng chất trong súp lơ cho phụ nữ mang thai. Khi chế biến cần phải lưu ý một số điểm sau:
- Không cắt, thái nhỏ súp lơ trước khi rửa, nên ngâm súp lơ trong nước muối khoảng 10 phút.
- Không chế biến ở nhiệt độ cao sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng của các dưỡng chất, vitamin có trong chất xơ.
- Không ăn nhiều, nên ăn thêm các loại rau, trái cây khác.
Các chuyên gia nghiên cứu dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, bông cải xanh là một trong những thực phẩm vàng. Có lợi sức khỏe của mẹ và thai nhi trong suốt quá trình mang thai và cho con bú.
Mẹ bầu bị áp xe phổi không nên ăn
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho mẹ bầu bị áp xe phổi
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Mẹ bầu bị viêm tĩnh mạch nông nên ăn gì để tăng cường sức khỏe thai kỳ?
- Mẹ bầu bị viêm tĩnh mạch sâu nên ăn gì để giảm thiểu triệu chứng bệnh?
- Mẹ bầu bị viêm cơ tim chu sản nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe thai kỳ
- Mẹ bầu bị thiếu máu cơ tim nên ăn gì để tăng cường sức khỏe cho cơ thể?
- Mẹ bầu bị rối loạn đông máu nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
- Mẹ bầu bị thiếu hồng cầu nhỏ ưu sắc nên ăn gì để cải thiện lượng máu?
Nguồn: Tổng hợp