Rong biển là gì?
Rong biển hay còn gọi là tảo bẹ chỉ những loài sinh vật sinh sống ở biển. Chúng có thể sống ở cả hai môi trường nước mặn và nước lợ. Rong biển mọc trên các rạn san hô hoặc trên các vách đá, hoặc có thể mọc dưới tầng nước sâu với điều kiện có ánh sáng mặt trời chiếu tới để quang hợp. Vật cụ thể, vai trò của rong biển đối với trẻ nhỏ là gì?
Vai trò của rong biển đối với trẻ
Tốt cho hệ tiêu hóa
Rong biển là thực phẩm giàu chất xơ. Chất xơ trong rong biển giúp bé nhuận tràng, tăng cường trao đổi chất, giúp cơ thể bé hấp thụ các chất dinh dưỡng khác tốt hơn. Ngoài ra chất xơ còn hỗ trợ giảm cân nếu bé béo phì, tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch của bé.
Rong biển là thực phẩm có tính kiềm và ít muối, có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày. Giúp phòng tránh viêm loét dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư dạ dày. Thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Các Vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển
Rong biển hấp thụ hơn 90 loại khoáng chất và Vitamin có trong nước biển. Do đó, rong biển là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, đặc biệt đối với trẻ em.
DHA có trong rong biển giúp bé phát triển não bộ tốt, tăng cường trí nhớ, trí thông minh cho bé. Các khoáng chất như: canxi, sắt, kẽm, i-ốt, phốt-pho, beta carotene, selen, các Vitamin A, E, C, các Vitamin nhóm B… rất tốt cho sự tăng trưởng của bé. Nó giúp xương và răng chắc khỏe, tăng cường phát triển cơ, phòng tránh các bệnh về tim mạch, phòng tránh ung thư, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Đặc biệt, rong biển có chứa chất ferlite clement – chất giúp điều tiết lưu thông máu, giải độc cho cơ thể. Đây còn là chất “xúc tác” giúp tuyến giáp sản sinh hormone sinh trưởng.
Vai trò của rong biển giúp giải nhiệt, đào thải độc tố cho trẻ
Rong biển có tính hàn, có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể bé. Ngoài ra, alginate trong rong biển còn ngăn ngừa cơ thể hấp thu các chất độc hại, đào thải độc tố ra ngoài cơ thể.
Trẻ cần bổ sung bao nhiêu rong biển mỗi ngày
Chỉ nên cho bé ăn lượng ít, tối đa mỗi tuần một lần. Không nên lạm dụng để tránh dị ứng và các tác dụng không mong muốn. Đối với rong biển khô, mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 – 2 gram mỗi lần ăn. Rong biển khô khi gặp nước sẽ nở ra gấp nhiều lần, do đó, mẹ cần cân nhắc điều chỉnh.
Bổ sung rong biển đúng cách cho trẻ
- Khi bé đủ 6 tháng trở lên, bé mới có thể ăn được rong biển. Bé dưới 6 tháng tuổi, cơ thể bé còn non nớt, các cơ quan nội tạng vẫn chưa đủ phát triển để hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong rong biển
- Rong biển cũng có khả năng gây dị ứng đối với cơ địa của một số người. Do đó, khi mới cho bé ăn rong biển, mẹ nên cho bé ăn lượng ít, và theo dõi bé trong những ngày tiếp theo. Nếu phát hiện bé có các biểu hiện như: sốt, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó thở, nôn ói, chóng mặt… Mẹ nên ngừng cho bé ăn rong biển và đưa bé đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
- Rong biển giàu chất xơ và có chứa chất alginate giúp giảm sự hấp thụ chất béo. Do đó, rong biển không phải là thực phẩm tốt đối với các bé còi cọc, thiếu cân.
Kết luận vai trò của rong biển đối với trẻ
Rong biển là thức ăn rất giàu dưỡng chất. Ở nhiều dân tộc trên thế giới, rong biển được coi là thức ăn tạo sự dẻo dai, khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Rong biển chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin, đặc biệt tốt cho trẻ em.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về vai trò của rong biển đối với sức khỏe cũng như cách bổ sung an toàn cho trẻ.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Vai trò của cá đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của yến sào đối vơi sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Kẽm đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Iot đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Canxi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Lysine đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
Nguồn: Tham khảo