Bạn cần biết một số khái niệm trước khi đọc bài Sức khỏe của mẹ và trẻ sơ sinh NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý. Sức khỏe của người mẹ hay sức khỏe của người phụ nữ trong thời kỳ mang thai, sinh nở và sau sinh. Sức khỏe chu sinh là sức khỏe của thai 22 tuần tuổi đến khi em bé được 7 ngày tuổi. Sức khỏe trẻ sơ sinh là sức khỏe trong tháng đầu đời của nó. Một khởi đầu lành mạnh trong thời kỳ chu sinh ảnh hưởng đến cả giai đoạn sơ sinh, thời thơ ấu và tuổi trưởng thành.
Sức khỏe của mẹ và trẻ sơ sinh NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
1. Khái quát
Các vấn đề như
- sức khỏe của người mẹ,
- chu sinh và trẻ sơ sinh,
- đối với mỗi người,
- trong mỗi xã hội và quốc gia,
- cần được nhìn nhận từ góc độ nhân quyền và phúc lợi,
- như những điểm lưu ý đặc biệt.
Các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs)
- là một tập hợp các mục tiêu được đặt ra vào năm 2015
- nhằm hướng đến thành công trong một chương trình nghị sự phát triển bền vững mới
- cho thế giới vào năm 2030.
Trong số 17 mục tiêu phát triển, mục tiêu số 3 là mục tiêu liên quan trực tiếp đến sức khỏe. Trong đề mục số 3, có tiểu mục 3.1
- nhắm đến việc giảm tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh trên toàn cầu
- xuống dưới 70 trên 100.000 trẻ sống sau sinh vào năm 2030.
Mấu chốt
Vào tháng 5 năm 2016, Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) lần thứ 69 đã diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ. WHA, cơ quan có quyền lực tối cao trong WHO, đã chấp nhận một đề xuất liên quan đến sức khỏe của phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên. Nghị quyết cố gắng đảm bảo rằng
- mọi phụ nữ, trẻ em và trẻ vị thành niên trên toàn thế giới,
- đều có thể sống hạnh phúc và phát triển tốt vào năm 2030.
Điều này phù hợp trực tiếp với các mục tiêu phát triển bền vững và mục tiêu số 3.
2. Sức khỏe trước khi mang thai
Các lựa chọn chăm sóc sức khỏe tổng thể và lối sống của cha mẹ trước khi mang thai có thể
- ảnh hưởng đến khả năng sinh sản,
- sức khỏe của người mẹ,
- và khả năng mắc các bệnh mãn tính ở trẻ sơ sinh sau này.
Những lựa chọn như vậy bao gồm:
- duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh,
- hoạt động thể chất,
- và tránh các hành vi không lành mạnh (như hút thuốc, dùng ma túy, uống rượu và hoạt động tình dục không an toàn).
Những người dự tính mang thai nên được kiểm tra các vấn đề sức khỏe. Những điều này cần được chẩn đoán và quản lý chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe cho cả người mẹ và trẻ sơ sinh.
3. Thai kỳ
Sự thật
Khi mang thai, tiến độ công việc và cuộc sống gia đình, cũng như nhu cầu tâm sinh lý, được điều chỉnh để chuẩn bị cho việc làm mẹ. Môi trường trong lành và lối sống lành mạnh trong suốt quá trình mang thai 40 tuần cần được quan tâm. Vì điều này rất quan trọng trong việc tối ưu hóa cơ chế sức khỏe đang thay đổi của người phụ nữ.
Thống kê
Tại 53 Quốc gia Thành viên thuộc Liên minh Châu Âu của WHO, các nhóm phụ nữ cụ thể có nguy cơ gặp phải các vấn đề bất lợi khi mang thai và sinh nở cao hơn. Nhóm này bao gồm những người phụ nữ thuộc nhóm
- thanh thiếu niên,
- người di cư,
- người Roma,
- và phụ nữ có trình độ học vấn hoặc mức thu nhập kinh tế xã hội thấp.
Thách thức
Nghèo đói có liên quan mật thiết đến việc có sức khỏe sinh sản kém. Những người phụ nữ thuộc nhóm này thường không đi khám thai (ANC) và bị bạo lực khi mang thai. Để giải quyết những vấn đề này, SDG 3-
- “Đảm bảo cuộc sống lành mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi”
- nỗ lực nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc y tế
- và giảm bất bình đẳng trong các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe sinh sản và tình dục.
Đây đều là những yếu tố quan trọng để giảm tỷ lệ tử vong cho mẹ bầu và trẻ sơ sinh.
Giải pháp
Dịch vụ ANC chất lượng cao (chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp trong suốt thai kỳ). Nó giúp
- theo dõi sức khỏe của người mẹ,
- quá trình chu sinh,
- và trẻ sơ sinh,
- cùng việc cung cấp nhận thức
- và thông tin cơ bản, dễ hiểu về chăm sóc sức khỏe cho các bậc cha mẹ tương lai.
Nhấn mạnh
Mặc dù hầu hết các trường hợp mang thai đều có thể có những bất ổn, nhưng dịch vụ ANC chất lượng cao là cần thiết để phát hiện và quản lý thiểu số có biến chứng. Các bằng chứng cho thấy
- việc phòng ngừa, can thiệp và quản lý kịp thời
- làm giảm tỷ lệ tử vong cho cả người mẹ, quá trình chu sinh và trẻ sơ sinh.
Để đáp ứng nhu cầu này, năm 2016, WHO đã phát hành một hướng dẫn cho ANC
- khuyến nghị của WHO về chăm sóc trước sinh,
- để có trải nghiệm mang thai tích cực,
- có chức năng như một nền tảng
- để đưa ra các quyết định
- dựa trên bằng chứng khoa học
- để bảo vệ người mẹ, bầu thai và trẻ sơ sinh.
4. Sinh con
Các biến chứng khi sinh có thể cần được can thiệp y tế chuyên nghiệp ngay lập tức. Đó là lý do tại sao việc chăm sóc cấp cứu sản khoa và trẻ sơ sinh cần chất lượng cao, có bằng chứng khoa học. Điều này là một trong những ưu tiên hàng đầu của WHO nhằm giảm thiểu bệnh tật và tử vong cho cả người mẹ và trẻ sơ sinh.
5. Chăm sóc sau sinh
Theo dõi sức khỏe của người mẹ và trẻ sơ sinh trong thời kỳ hậu sản rất quan trọng. Nguy cơ tử vong cao nhất đối với trẻ sơ sinh: 75% tổng số trẻ sơ sinh tử vong trong tuần đầu tiên của cuộc đời. Việc phát hiện và quản lý kịp thời các triệu chứng đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng.
Nuôi con bằng sữa mẹ là việc đảm bảo sức khỏe cho người mẹ và em bé. Điều này rất quan trọng để có một khởi đầu lành mạnh trong cuộc sống. Việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng trẻ sơ sinh cần và thúc đẩy mối quan hệ gắn bó với mẹ của chúng. Đối với phụ nữ, những lợi ích của việc này bao gồm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư vú. Đồng thời việc trở lại cân nặng trước khi mang thai nhanh hơn nuôi con bằng sữa công thức.
Những phụ nữ vẫn khỏe mạnh trong thời kỳ mang thai và sau sinh có nhiều khả năng khỏe mạnh sau này. Sức khỏe qua các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh và người mẹ là một phần quan trọng của cuộc đời người phụ nữ. Tất cả các giai đoạn này có mối quan hệ với nhau.
Xem thêm bài viết:
- Lần đầu mang thai – Có thể ba mẹ chưa biết ?
- Làm gì để con thông minh từ trong “trứng”?
- Cách đặt tên cho bé hay và ý nghĩa
Nguồn: WHO / Europe