Viêm tai ngoài thường gặp và ít nguy hiểm hơn viêm tai giữa. Tuy nhiên, nó có thể gây khó chịu với triệu chứng ngứa tai, đau tai, ù tai hoặc chảy mủ tai… viêm tai ngoài không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến thính lực. Nguyên nhân chủ yếu của viêm tai ngoài là do tai tiếp xúc với nguồn nước bẩn trong hồ bơi hoặc ao hồ và một số nguyên nhân khác.
Vậy nguyên nhân và dấu hiệu bị viêm tai ngoài có nguy hiểm không? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
1. Bệnh viêm tai ngoài là gì?
Viêm tai ngoài hay còn gọi là viêm khoang tai ngoài. Đây là nhiễm trùng lớp da mỏng ở khoang tai, thường là do vi khuẩn hoặc trong một số trường hợp hiếm có thể do nấm. Khoang tai bao gồm từ màng nhĩ đến phần bên ngoài tai. Viêm tai ngoài thường xuất hiện vài ngày sau khi bạn đi bơi và có thể cấp tính hoặc mạn tính.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra viêm tai ngoài?
Bơi lội trong nước không sạch có thể dẫn đến viêm khoang tai ngoài. Thông thường, Pseudomonas và các vi khuẩn khác sinh sống trong nước có thể gây nhiễm trùng tai. Trong một số trường hợp hiếm, nhiễm trùng có thể gây ra bởi một số loại nấm.
Các nguyên nhân khác gây viêm tai ngoài bao gồm:
- Gãi tai hoặc bên trong tai;
- Có vật lạ mắc kẹt trong tai;
- Làm sạch ống tai quá mạnh bằng tăm bông hoặc các vật nhỏ có thể làm tổn thương da.
Những nguyên nhân gây viêm tai ngoài mạn tính bao gồm:
- Dị ứng với một vật gì đó trong tai;
- Các bệnh về da mãn tính như bệnh chàm hoặc bệnh vảy nến.
3. Triệu chứng, biểu hiện bệnh viêm tai ngoài
– Ngứa, đau tai
– Ngứa & đau tăng thêm khi tai bị cử động bởi các động tác nhai, hắt hơi, …
– Có khi có cảm giác lùng bùng lổ tai & không nghe thấy gì.
– Có thể chảy dịch vàng.
4. Các yếu tố nguy cơ gây viêm tai ngoài
– Bơi lội nhiều, tắm gội nhiều hoặc bị nước vào tai
– Ráy tai nhiều cũng có nguy cơ bị viêm tai ngoài
– Ráy tai bằng vật cứng gây tổn thương tai, hoặc dùng móng tay để cạy ráy tai cũng gây ra tổn thương tai.
– Các loại bệnh ngoài da như vẩy nến ở tai ngoài cũng gây ra viêm.
5. Ai có nhiều nguy cơ mắc bệnh?
Ai cũng có thể bị viêm ống tai ngoài, nhưng những người dưới đây có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn cả:
- Bơi lội thường xuyên. Bơi lội là yếu tố nguy cơ lớn nhất dẫn đến viêm ống tai ngoài. Đặc biệt khi bơi lội trong vùng nước có mật độ vi khuẩn cao. Nước hồ bơi được xử lý bằng clo đầy đủ thì có ít nguy cơ lây lan vi khuẩn hơn.
- Tắm rửa hay rửa tai bằng nước quá thường xuyên. Điều này cũng có thể khiến tai dễ ứ đọng nước và dẫn đến viêm nhiễm.
- Trẻ em. Ống tai trẻ em thường nhỏ hơn người lớn nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Điều này là do ống tai ngoài càng hẹp thì nguy cơ nước bị đọng lại bên trong càng cao.
- Sử dụng tai nghe hay các thiết bị trợ thính thường xuyên.
- Viêm da dị ứng, chàm
- Kích thích da vùng ống tai do các hóa chất dùng cho tóc cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
6. Viêm tai ngoài ở trẻ em có gì khác người lớn?
Trẻ em, đặc biệt những bé thường hay bơi lội, nghịch nước thì càng có nguy cơ mắc viêm tai ngoài cao hơn. Đồng thời, ống tai trẻ em nhỏ hơn so với người lớn, càng làm cho nước khó thoát ra khỏi tai. Do đó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ống tai.
Đau tai là triệu chứng thường gặp nhất trong viêm ống tai ngoài. Ở trẻ nhỏ chưa biết nói, có thể có các biểu hiện:
- Tự kéo, gãi tai
- Khóc khi đụng vào tai
- Chảy dịch từ tai
- Sốt
- Quấy khóc nhiều hơn bình thường hoặc khó ngủ
7. Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm tai ngoài?
Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ cần phải sử dụng thuốc nhỏ viêm tai ngoài chứa kháng sinh trong 10 đến 14 ngày.
Phương pháp điều trị khác có thể bao gồm:
- Uống thuốc kháng sinh nếu bạn bị nhiễm trùng tai giữa hoặc nhiễm trùng lan ra ngoài tai;
- Dùng corticosteroid để giảm ngứa và viêm;
- Dùng thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol) hay ibuprofen (Advil, Motrin);
- Nhỏ giấm (axit acetic) vào tai;
- Chườm nước ấm có thể giúp giảm những cơn đau nhẹ.
Không được để ướt khoang tai trong vòng 7-10 ngày sau khi tất cả triệu chứng đã biến mất.
Những người bị viêm khoang tai ngoài mãn tính có thể cần điều trị lâu dài hoặc tái khám thường xuyên để tránh các biến chứng.
8. Các biện pháp phòng tránh viêm ống tai ngoài
Phòng ngừa luôn tốt hơn là điều trị. Giữ tai càng khô ráo càng làm giảm nguy cơ viêm nhiễm ống tai ngoài.
Những biện pháp để bảo vệ bạn và gia đình khỏi viêm tai ngoài bao gồm:
- Sử dụng cục bông gòn nhỏ hay nút bịt tai mềm để ngăn nước không chảy vào tai trong lúc tắm. Nếu nước lọt vào tai thì lắc nhẹ, nghiêng đầu cho nước chảy ra rồi lau cửa tai bằng khăn sạch.
- Sử dụng mũ bơi hay nút bịt tai khi bơi lội.
- Dùng khăn lâu khô vùng đầu và tai sau mỗi lần bơi lội hay tắm.
- Tránh cào, ngoáy hay sử dụng những dụng cụ có thể khiến tai bị tổn thương như que tăm bông,…
- Không nên tự lấy ráy tai
- Sử dụng hỗn hợp gồm giấm và cồn isopropyl (còn có tên là rubbing alcohol, có bán ở các hiệu thuốc với nồng độ 70%). Hỗn hợp này giúp làm khô lượng nước còn đọng trong tai sau khi bơi lội. Bao gồm 50% cồn, 25% giấm và 25% nước cất. Bạn có thể nhỏ 5-10 giọt vào mỗi tai sau khi bơi lội, giữ trong vài phút rồi nghiêng đầu để phần còn lại chảy ra rồi lâu khô.
Nguồn tham khảo: