Hầu hết mọi phụ nữ đều ít nhất một lần mắc bệnh vùng kín trong đời. Nhiều bệnh vùng kín có thể tái phát nhiều lần và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, thậm chí dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Vậy hãy cùng Medplus tìm hiểu những dấu hiệu của bệnh vùng kín ở các chị em thế nào qua bài viết dưới đây nhé!
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:
1. Dấu hiệu gây ra bệnh vùng kín
1.1. Khí hư tiết ra có mùi lạ
Bình thường khí hư sẽ không có mùi khó chịu, nhưng nếu khí hư của bạn tự nhiên có mùi hôi tanh hoặc mùi hơi chua. Nhất là sau thời kỳ đèn đỏ và sau quan hệ tình dục càng có mùi nặng hơn. Rất có thể chị em đã bị viêm âm đạo do các vi khuẩn nấm gây ra.
Để tránh bị nhiễm vi khuẩn, trong thời kỳ kinh nguyệt chị em nên thay băng vệ sinh 4 tiếng/ lần để tránh có mùi hôi và nhiễm khuẩn.
1.2. Đau buốt khi đi tiểu
Khi gặp tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu dắt thì bạn có thể bị viêm niệu đạo hoặc bệnh lậu.
Nếu bị viêm niệu đạo thì sẽ xuất hiện hiện tượng đau ở âm đạo. Còn nếu bị mắc bệnh lậu, nữ giới sẽ bị tiểu buốt- tiểu rắt; đi tiểu nhiều lần.
1.3. Xuất huyết ở âm đạo
Xuất huyết âm đạo chính là tình trạng âm đạo bị chảy máu bất thường, nhất là sau khi quan hệ tình dục. Và theo các chuyên gia thì đây là dấu hiệu của bệnh ung thư tử cung, u xơ cổ tử cung.
Ngoài ra, cũng có thể là do chị em lạm dụng thuốc tránh thai khiến độ pH trong âm đạo mất cân bằng, nội tiết tố bị suy giảm. Hoặc phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh…
Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào. Chị em cũng không được chủ quan bởi đây là những dấu hiệu bất thường. Chị em cần đi thăm khám kịp thời để phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị phù hợp.
1.4. Bị đau khi quan hệ
Bị khô âm đạo, u xơ tử cung, viêm âm đạo… có thể là nguyên nhân khiến vùng kín hay vùng chậu của nữ giới bị đau khi quan hệ. Tình trạng này có thể gây những tác động không nhỏ đến nữ giới trong đời sống tình dục.
1.5. Đau vùng chậu
Những phụ nữ có biểu hiện đau ở vùng chậu cần hết sức lưu ý. Đây có thể là biểu hiện của bệnh u nang buồng trứng, nhiễm trùng hay mang thai ngoài tử cung… Tình trạng đau ở vùng chậu gây cho chị em không ít ảnh hưởng, phiền toái trong cuộc sống. Hơn nữa, hiện tượng này còn có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản ở nữ giới.
1.6. Âm đạo có mùi chua
Nếu mùi “chỗ ấy” đột nhiên bị tanh hay chua, có thể là dấu hiệu của viêm âm đạo do sự phát triển quá mức của vi khuẩn (thường là Gardnerella). Hút thuốc lá, thường xuyên thụt rửa và hoạt động tình dục cũng gây ra chứng bệnh này. Bạn có thể cảm nhận dấu hiệu này rõ rệt nhất vào thời điểm khi hết chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau cuộc “yêu”.
1.7. Khó tiêu, buồn nôn
Bạn bỗng dưng có cảm giác buồn nôn, nôn nao và triệu chứng này kéo dài, thi thoảng kèm theo tình trạng khó tiêu? Những triệu chứng này cũng cảnh báo các bệnh phụ khoa. Lời khuyên dành cho chị em là nên đi khám trước khi quá muộn.
2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm nhiễm vùng kín?
Nhiễm trùng âm đạo có thể do một số nguyên nhân. Nếu bạn bị nhiễm trùng âm đạo, bác sĩ sẽ chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng dựa trên nguyên nhân của nó.
Nguyên nhân phổ biến của nhiễm trùng âm đạo bao gồm:
- Nhiễm khuẩn. Một số vi khuẩn thường được tìm thấy trong âm đạo của bạn. Sự phát triển quá mức của những vi khuẩn này có thể gây ra viêm âm đạo do vi khuẩn .
- Nhiễm trùng nấm men. Nhiễm trùng nấm men thường do một loại nấm có tên là Candida albicans gây ra . Nhiều thứ, bao gồm cả thuốc kháng sinh, có thể làm giảm số lượng vi khuẩn kháng nấm trong âm đạo của bạn. Sự giảm này có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của nấm và gây nhiễm trùng.
- Nhiễm trùng roi trichomonas. Nhiễm trùng âm đạo này là do một loại ký sinh trùng đơn bào có thể lây nhiễm qua quan hệ tình dục.
- Teo âm đạo. Tình trạng này thường xảy ra sau khi mãn kinh . Nó cũng có thể phát triển trong những thời điểm khác trong cuộc đời khi lượng estrogen của bạn suy giảm, chẳng hạn như khi cho con bú. Lượng hormone giảm có thể gây ra tình trạng mỏng và khô âm đạo . Những điều này có thể dẫn đến viêm âm đạo.
- Chất kích ứng. Xà phòng, sữa tắm, nước hoa và thuốc tránh thai âm đạo đều có thể gây kích ứng âm đạo của bạn. Điều này có thể gây viêm. Quần áo bó sát cũng có thể gây phát ban nhiệt gây kích ứng vùng kín.
4. Phòng tránh và ngăn ngừa bệnh vùng kín
- Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ hàng ngày, nhất là trong kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Không sử dụng các chất khử mùi
- Giữ cho vùng kín luôn khô thoáng, sạch sẽ.
- Không sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín có chứa hóa chất tẩy rửa mạnh.
- Nên sử dụng loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có tác dụng duy trì, cân bằng môi trường âm đạo theo đúng sự tư vấn của bác sĩ.
- Không thụt rửa sâu âm đạo vì dễ làm mất cân bằng độ pH, nên vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng và lưu ý rửa vùng kín từ trước ra sau để tránh các vi khuẩn tấn công ngược lên vùng kín gây bệnh.
- Mặc loại quần lót rộng rãi, thoáng mát, quần lót được làm từ chất liệu cotton có tính hút ẩm tốt. Quần lót phải được thay và giặt sạch sẽ hàng ngày. Tránh mặc loại quần lót ẩm ướt, bí bách.
- Không nên tắm rửa, ngâm người ở những khu vực có nguồn nước không đảm bảo, nguồn nước bị ô nhiễm.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ.
- Khi nhận thấy các biểu hiện bất thường như vùng kín ngứa ngáy, dịch âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục… thì nên đi thăm khám ngay.
Lưu ý: Bạn có thể tham khảo nước rửa vệ sinh phụ nữ Abena ” INTIMATE CARE”. Vì sản phẩm này rất là lành tính có thể nói là “LÀNH NHƯ NƯỚC” và nó có độ pH vàng từ 3.5 – 4, không màu, không mùi, không pareben.
Nguồn tham khảo: