Điều trị ngứa vùng kín khi mang thai là một trong những điều được thai phụ rất quan tâm bởi tình trạng ngứa vùng kín trong thai kỳ khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu đối với người bình thường đây những triệu chứng không đáng ngại thì với thai phụ việc ngứa vùng kín có thể ảnh hưởng đến em bé. Vì vậy cách điều trị ngứa vùng kín khi mang thai lại càng được quan tâm hơn hết.
Bài viết này là những cách điều trị ngứa vùng kín khi mang thai an toàn mà Medplus đã tổng hợp được, cùng tham khảo nhé!
1. Nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi mang thai
1.1. Nhiễm khuẩn âm đạo
Trong vùng âm đạo tồn tại cả lợi khuẩn và hại khuẩn, chúng cân bằng nhau góp phần giữ cho khu vực này khỏe mạnh. Đôi khi, các hại khuẩn sẽ phát triển vượt mức và gây viêm nhiễm phụ khoa. Cùng với cảm giác ngứa, bà bầu sẽ cảm thấy vùng kín có cảm giác đau nhức, viêm nhiễm, dịch tiết ra có mùi hôi khó chịu. Tình trạng này cần được bác sĩ chẩn đoán và chữa trị.
1.2. Nhiễm nấm âm đạo
Nấm thực sự là một phần khá bình thường của cơ thể. Khi hệ thống miễn dịch bị tổn thương hoặc yếu hơn, nấm Candida có xu hướng trở nên phát triển quá mức và có thể gây nhiễm trùng. Mặc dù tình trạng này rất bình thường đối với bất kỳ phụ nữ nào nhưng chúng lại có xu hướng nhạy cảm hơn trong thai kỳ.
1.3. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Ngứa vùng kín khi mang thai có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ và tình trạng này thường khá phổ biến. Nguyên nhân thông thường là do vi khuẩn E. coli khiến người mắc phải có cảm giác ngứa và rát khi đi tiểu.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể hạn chế tình trạng này bằng cách uống nước ép nam việt quất và sữa chua Hy Lạp. Nếu bị sốt và cảm thấy ớn lạnh cùng các triệu chứng trên, bạn cần điều trị bằng kháng sinh.
1.4. Bệnh lây qua đường tình dục
Bệnh giang mai, lậu, nhiễm nấm Chlamydia, Herpes và Trichomonas là các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ngứa âm đạo. Chúng cũng khiến dịch âm đạo có mùi hôi, kích ứng và đau nhức. Nếu bạn nghi ngờ bản thân mắc bệnh, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
1.5. Rận mu
Nếu bạn chỉ bị ngứa quanh lông mu, rận mu có thể là thủ phạm đứng đằng sau tình trạng này. Ngoài ra, bà bầu cũng sẽ dễ dàng nhận thấy những đốm nhỏ ở khu vực lông vùng kín rậm rạp hoặc cửa âm đạo. Rận mu có xu hướng rất dễ lây lan. Do đó, bạn sẽ cần phải đến bác sĩ để được điều trị cũng như khử trùng giường và quần áo triệt để.
1.6. Thay đổi nội tiết tố
Khi mang thai, estrogen trong cơ thể sẽ thay đổi. Đây có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng kín ở các bà bầu.
2. Điều trị ngứa vùng kín khi mang thai
2.1. Điều trị ngứa vùng kín khi mang thai bằng sữa chua
Sữa chua không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có khả năng giúp cân bằng pH âm đạo. Bạn có thể bổ sung sữa chua mỗi ngày để có thể tăng cường hệ miễn dịch và các lợi khuẩn chống lại các nấm viêm – nguyên nhân gây ra các vấn đề về ngứa vùng kín. Ngoài ra, bạn nên chọn các loại sữa chua lên men tự nhiên không đường, vì đường có thể tạo điều kiện cho các vi khuẩn và nấm men phát triển, sữa chua Hy Lạp là một gợi ý khá tốt.
2.2. Điều trị ngứa vùng kín khi mang thai bằng cách chọn trang phục thoải mái
Đôi khi nguyên nhân gây ngứa vùng kín bắt nguồn từ việc mặc quần bó, chật gây bí bách và tạo điều kiện cho các nấm cũng như vì khuẩn phát triển. Đặc biệt, khi mang thai bạn không thê ngăn việc thể trọng bản thân tăng lên. Vì vậy, bạn cần tạm biệt những chiếc quần bó của mình để mặc những bộ trang phục cũng như đồ lót thoải mái và thoáng khí hơn để phòng tránh trường hợp ngứa vùng kín.
2.3. Điều trị ngứa vùng kín khi mang thai bằng cách chườm lạnh
Bạn có thể sử dụng một chiếc khăn lạnh chườm lên vùng bị ngứa, điều này có thể giúp bạn cảm thấy đỡ ngứa ngáy hơn. Hoặc khi tắm bạn cũng có thể ngâm trong bồn nước mát hay tắm bằng vòi sen để cảm thấy thoải mái hơn.
Không nên sử dụng nước nóng, bởi các mô có thể bị kích thích và làm bạn cảm thấy ngứa nhiều hơn.
2.4. Điều trị ngứa vùng kín khi mang thai bằng cách dùng kem bôi
Dưới sự chỉ định và đồng ý của bác sĩ, bạn có thể tìm mua một số loại thuốc bôi da trị ngứa cho bà bầu phổ biến và lành tính. Tuyệt đối không tự ý mua về dùng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ vì có một số loại thuốc bôi không dành cho bà bầu.
2.5. Điều trị ngứa vùng kín khi mang thai bằng lá trầu không
Trong dân gian, lá trầu không được xem là loại dược liệu được rất nhiều người tin dùng và hiệu quả mà nó mang lại cũng xứng đáng với những gì mọi người tin tưởng.
Bạn có thể dùng lá trầu không để xông hơi và vệ sinh vùng kín theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị một nắm lá trầu không, đảm bảo rửa sạch và lá không có chất hóa học từ thuốc sâu
- Vò nát lá trầu không, cho vào một cái nồi cùng 2 lít nước, đem đi đun sôi trong 15 phút
- Gạn nước trầu không ra một cái chậu nhỏ, chờ nước nguội bớt rồi bắt đầu xông vùng kín cho đến khi nước không còn bốc hơi
- Khi nước nguội lại, bạn có thể sử dụng để rửa lại vùng kín
Bạn có thể thực hiện cách điều trị ngứa vùng kín khi mang thai bằng lá trầu không mỗi tuần 2 – 3 lần và kiên nhẫn trong khoảng 1 tháng, tình trạng ngứa rát sẽ giảm đi trông thấy.
Bạn có thể sử dụng một số loại dung dịch vệ sinh để làm sạch vùng kín, giúp giảm ngứa do viêm và phòng ngừa trường hợp bị viêm do vi khuẩn phát triển quá mức. Một số loại dung dịch vệ sinh bạn có thể tham khảo:
- Nước rửa vệ sinh Abena Intimate Care: với công thức đặc biệt không màu, không mùi, không chứa paraben và có độ pH phù hợp với môi trường tự nhiên của vùng kín. Sản phẩm giúp làm sạch dịu nhẹ và an toàn cho mọi đối tượng, kể cả bà bầu.
- DDVS Saforelle: chiết xuất từ cây ngưu bàng giúp làm sạch dịu nhẹ và chống viêm hiệu quả.
- DDVS I’m nature: chiết xuất từ lá trầu không giúp giảm viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm tình trạng ngứa hiệu quả.
- DDVS Dạ Hương: giúp làm sạch dịu nhẹ, không gây khô rát, phù hợp với vùng kín của người Á Đông.
Bài viết trên là những cách giúp điều trị ngứa vùng kín khi mang thai cho bà bầu an toàn và đơn giản. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất cứ cách điều trị nào bạn cũng cần có được sự đồng ý từ bác sĩ, vì trong giai đoạn thai kỳ rất nhạy cảm. Vậy nên khi có dấu hiệu ngứa vùng kín hoặc viêm nhiễm, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có liệu trình điều trị chính.
Nguồn tham khảo: Những cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu