Từ xa xưa, măng cụt đã được biết đến như một phương thuốc điều trị bệnh hiệu quả. Không chỉ thịt quả măng cụt, mà vỏ quả và vỏ thân cây măng cụt cũng được sử dụng để điều chế thuốc trị nhiều căn bệnh khác nhau. Trong đó, phương pháp dùng vỏ măng cụt chữa tiêu chảy là phổ biến và được nhiều người tin dùng.
Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của MedPlus sẽ giúp bạn biết được 3 cách trị tiêu chảy bằng vỏ măng cụt hiệu quả, tiện lợi.
Vì sao có thể dùng vỏ măng cụt chữa tiêu chảy?
Trước khi tìm hiểu các biện pháp sử dụng vỏ măng cụt chữa tiêu chảy, cần hiểu rõ công dụng của loại vỏ quả này.
Măng cụt là một loại cây ăn trái cây nhiệt đới, phổ biến ở vùng Đông Nam Á. Không chỉ là một món tráng miệng bổ dưỡng, quả măng cụt còn được sử dụng để chữa nhiều bệnh khác nhau. Đặc biệt, việc ứng dụng vỏ quả măng cụt trong y học cổ truyền và đời sống dân gian đã không còn quá xa lạ.
1. Công dụng của vỏ măng cụt theo y học cổ truyền
Theo Đông y, vỏ măng cụt có tác dụng điều trị nhiều bệnh, bao gồm:
- Khí hư
- Bạch đới
- Tiêu chảy
- Kiết lỵ
- Viêm
- Nhiễm trùng.
Ngoài ra, vỏ của loại quả này còn được dùng để làm săn da, se vết thương hở.
2. Công dụng của vỏ măng cụt theo Tây y
Theo y học hiện đại, vỏ măng cụt có thể điều trị:
- Các bệnh truyền nhiễm khác nhau về da và vết thương
- Bệnh tiêu chảy
- Kiết lỵ
- Bệnh tả
- Có tác dụng chống viêm
- Chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm
- Chống ung thư.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vỏ của quả và cây măng cụt rất giàu các hợp chất phenolic với các thành phần tiềm năng hỗ trợ điều trị bệnh như axit phenolic, tannin, xanthones và anthocyanins. Lợi ích của vỏ măng cụt còn được biết đến như một chất bổ trợ trong điều trị nha chu, kiểm soát chứng hôi miệng và trong điều trị viêm nha chu mãn tính.
Ngoài ra, còn có bằng chứng cho thấy một số hợp chất trong vỏ măng cụt, điển hình là xanthones, hoạt động như chất thu hồi gốc tự do để ngăn ngừa thiệt hại gây ra bởi lipoprotein mật độ thấp (LDL), thường được gọi là cholesterol xấu. Điều này giúp hỗ trợ quản lý cân nặng hiệu quả.
Đối với hệ tiêu hóa, hoạt chất xanthones này còn giúp làm bền các tế bào, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa thức ăn, cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Chiết xuất từ vỏ măng cụt có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đường ruột, nhất là vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy và kiết lỵ.
Vậy, dùng vỏ măng cụt chữa tiêu chảy như thế nào? Mời bạn đọc tiếp những thông tin dưới đây.
Cách dùng vỏ măng cụt chữa tiêu chảy
Có rất nhiều cách sử dụng vỏ măng cụt chữa tiêu chảy. Những nguyên liệu cần chuẩn bị cho các bài thuốc trị tiêu chảy bằng vỏ măng cụt rất đơn giản. Dưới đây là 3 bài thuốc dùng vỏ măng cụt chữa tiêu chảy vô cùng hữu hiệu, mời bạn tham khảo.
1. Dùng vỏ quả măng cụt chữa tiêu chảy
Nguyên liệu:
- 10 vỏ quả măng cụt
- 1 tàu lá chuối
- 1 lít nước
Cách nấu:
- Bước 1: Rửa sạch vỏ măng cụt, bẻ nhỏ
- Bước 2: Cho vỏ quả măng cụt và 1 lít nước vào nồi đất
- Bước 3: Dùng lá chuối đậy thật kín bên trên
- Bước 4: Đun cho đến khi nước trong nồi thật sôi thì vặn nhỏ lửa
- Bước 5: Tiếp tục đun cho đến khi nước trong nồi chuyển sang màu đỏ sẫm thì tắt bếp.
Cách dùng:
Mỗi ngày, bạn uống 3 – 4 chén nước vỏ quả măng cụt. Cho đến khi cầm tiêu chảy thì ngừng.
2. Trị bệnh tiêu chảy bằng vỏ măng cụt và hạt thì là
Nếu như có sẵn hạt thì là trong nhà, bạn có thể áp dụng phương pháp sau để nấu thuốc điều trị bệnh tiêu chảy từ vỏ măng cụt, vừa hiệu quả, vừa bổ dưỡng.
Nguyên liệu:
- 24g vỏ măng cụt
- 24g hạt thì là
- 500ml nước.
Cách nấu vỏ măng cụt chữa tiêu chảy:
- Bước 1: Rửa sạch vỏ măng cụt, phơi khô
- Bước 2: Bẻ nhỏ vỏ măng cụt khô, cho vào ấm sắc thuốc cùng hạt thì là và nước
- Bước 3: Đun sôi những nguyên liệu này cho đến khi nước trong ấm còn khoảng 200-300ml nước thì tắt lửa.
Cách dùng nước vỏ măng cụt chữa tiêu chảy:
Chia dung dịch nước sắc được thành 2 phần. Uống 2 lần trong ngày sẽ giúp trị bệnh tiêu chảy hiệu quả.
3. Điều trị tiêu chảy với vỏ cây măng cụt
Ngoài vỏ quả măng cụt, vỏ của thân cây măng cụt cũng chứa nhiều hợp chất hỗ trợ điều trị tiêu chảy, như tannin. Chính vì vậy, nếu như bạn có trồng cây măng cụt hoặc mua được vỏ cây măng cụt, hãy áp dụng thử biện pháp trị tiêu chảy dưới đây. Bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.
- 50g vỏ cây măng cụt
- 2 chén nước
Cách nấu:
- Bước 1: Rửa sạch vỏ cây măng cụt, cắt thành từng khoanh nhỏ.
- Bước 2: Cho vỏ cây và nước vào nồi đất.
- Bước 3: Đun sôi vỏ măng cây măng cụt như sắc thuốc với lửa nhỏ.
- Bước 4: Đến khi đã đun sôi được khoảng 15 – 30 phút thì tắt bếp.
Cách dùng:
Nên uống nước sắc vỏ cây măng cụt khi còn ấm. Mỗi lần uống 1 ly nhỏ, chia ra uống thành nhiều lần trong ngày.
Lưu ý khi trị bệnh tiêu chảy bằng vỏ măng cụt
Mặc dù dùng vỏ măng cụt chữa tiêu chảy là một phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng và đạt được hiệu quả như mong đợi, cần lưu ý một số điều sau đây:
- Nên lựa chọn những vỏ quả, vỏ cây măng cụt sạch, ít hoặc không có thuốc trừ sâu hay hóa chất độc hại. Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, hãy chọn mua vỏ măng cụt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Không nên dùng vỏ măng cụt chữa tiêu chảy trong một thời gian dài. Nguyên nhân là vì nếu ăn măng cụt trong 12 tháng liên tục, cơ thể sẽ bị nhiễm axit lactic nghiêm trọng. Điều này sẽ gây ra các triệu chứng như nôn mửa, dị ứng da, nổi mẩn ngứa, yếu trong người, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
- Không sử dụng nồi kim loại để nấu vỏ măng cụt. Bạn nên thay thế bằng nồi đất, ấm đất khi nấu vỏ măng cụt chữa tiêu chảy.
- Không nên dùng măng cụt trong vòng 2 tuần trước khi phẫu thuật. Lý do là vì thành phần xanthones của loại quả này có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu, khiến máu ở vết mổ khó cầm.
- Theo quan niệm Đông y, măng cụt có tính hàn nên tránh ăn cùng những thực phẩm có đặc tính tương tự, chẳng hạn như dưa hấu, măng tây, dừa, dưa leo…
- Đây là phương thuốc chữa tiêu chảy khá khó uống đối với một số người. Vì vậy, những người không biết uống nước sắc vỏ măng cụt hoặc bị dị ứng với măng cụt không nên áp dụng phương pháp này.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết cách dùng vỏ măng cụt chữa tiêu chảy.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: Bioavailability of Xanthones From Mangosteen
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: