Bệnh nha chu là gì?
Bệnh nha chu – một bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương mô mềm và phá hủy xương quanh ở răng, viêm nha chu có thể dẫn đến răng bị lỏng hay mất răng.
Nguyên nhân gây ra bệnh nha chu do:
- Tình trạng vi khuẩn tích tụ trên răng tạo thành mảng bám/ vôi răng, dần dần chúng sẽ phát triển dọc theo đường viền nướu dẫn đến cản trở khi vệ sinh răng và tạo điều kiện cho các vi khuẩn tiếp tục phát triển trên răng
- Nếu không loại bỏ các mảng bám sẽ gây ra viêm nướu và lâu ngày trở thành viêm nha chu
Phương pháp điều trị bệnh nha chu vừa an toàn vừa hiệu quả
Dựa vào mức độ nhiễm trùng của bệnh nha chu, các nha sĩ có thể chỉ định những hình thức chữa trị khác nhau:
1.Cạo vôi răng
Phương pháp điều trị nha chu phổ biến và đơn giản nhất hiện nay và phương pháp này sử dụng công nghệ rung siêu âm.
Ưu điểm:
- Nhanh chóng, hoàn toàn không gây đau đớn
- Loại bỏ các mảng vôi bám ở trên răng
Nhưng việc cạo vôi răng chỉ áp dụng cho những trường hợp nhẹ, sau khi cạo bệnh nhân sẽ ngừng chảy máu răng, giảm viêm nướu.
2. Dùng thuốc
Trong một vài trường hợp, sẽ có các loại thuốc chuyên biệt được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác như: phẫu thuật nha chu hay cạo vôi răng. Nhưng phương pháp này hiện nay chưa được áp dụng rộng rãi do chưa đạt hiệu quả cao.
3. Phẫu thuật
Đây là sự lựa chọn cuối cùng trong việc điều trị viêm nha chu, hiện nay có 2 kỹ thuật phẫu thuật:
Phẫu thuật ghép mô
Phục hồi lại các mô xương và nướu đã bị mất đi do bệnh nha chu, nha sĩ sẽ sử dụng niêm mạc khác để lấy trong khoang miệng hay các vật liệu nhân tạo để lấp vào những chỗ chân răng bị lộ ra do tuột nướu.
Phẫu thuật loại bỏ túi nha chu
Phương pháp phẫu thuật để nạo bỏ vôi răng trong túi nha chu nằm sâu dưới nướu răng và áp dụng khi phương pháp cạo vôi răng đơn giản không thực hiện được. Giúp khắc phục tình trạng bị tuột nướu, rút gọn túi nha chu và giúp việc vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn.
Bệnh nha chu có nguy hiểm hay không?
Bên cạnh vấn đề về sức khỏe răng miệng, nếu để tình trạng này kéo dài còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể có thể dẫn tới một số bệnh lý nghiêm trọng xảy ra và trở nặng, như:
- Bệnh động mạch vành
- Các vấn đề về hô hấp
- Đột quỵ
- Người có bệnh nền đái tháo đường thì khó kiểm soát được lượng đường có trong máu
Đối với phụ nữ mang thai, có thể gặp nguy cơ về vấn đề sinh non và tiền sản giật, hơn nữa còn ảnh hưởng tới cân nặng của bệnh khi chào đời.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Cancer Epidemiology, Biomarkers Prevention phụ nữ sau mãn kinh có nhiều khả năng phát triển thành ung thư vú, nhất là những ai hút thuốc lá.
Phòng ngừa nha chu chúng ta cần phải làm gì?
Vừa duy trì sức khỏe răng miệng vừa ngăn ngừa bệnh nha chu phát sinh, các chuyên gia khuyến khích mọi người cần phải rèn luyện và thực hiện một số thói quen tốt như:
- Hạn chế dùng tăm xỉa răng, thay vào đó nên dùng chỉ nha khoa
- Đánh răng kết hợp với nước súc miệng giúp loại bỏ hoàn toàn mọi mảng bám ở kẽ răng
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày
- Thường xuyên thay bàn chải sau 3 – 4 tháng sử dụng, nên dùng bàn chải mềm để đánh răng
- Vệ sinh răng miệng đúng cách
- Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kì
Bệnh nha chu là giai đoạn nặng của viêm nướu và vôi răng, vì thế để tránh những biến chứng tai hại của bệnh bạn cần phải vệ sinh răng miệng hàng ngày và cạo vôi răng định kì 6 tháng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số thông tin bổ ích liên quan đến bệnh nha chu như: Các thuốc điều trị viêm nha chu, Làm gì để phòng bệnh nha chu?, Những điều ít biết về bệnh nha chu với sức khỏe.