Bạch liễm có tác dụng trị ung nhọt, sang lở, tan khí kết, trẻ nhỏ động kinh, phụ nữ âm hộ sưng đau và xích bạch đới. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu bạch liễm nào hiện nay? Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!
1. Thông tin dược liệu
Tên thường gọi: Bạch liễm; Bạch thảo; Bạch căn
Tên khoa học: Ampelopsis japonica (Thunb) Makino
Họ: Thuộc họ Nho (Vitaceae)
Đặc điểm dược liệu
Dây leo, không lông, thân cứng, vòi chẻ hai. Lá hai lần kép, cuống có cánh, thường có 3-5 lá hình trái xoan, nhọn hai đầu, gân lồi và có lông, mặt trên nâu sẫm, mặt dưới trăng trắng, mép có răng nhỏ và có lông. Cụm hoa đối diện với lá, nhỏ, lưỡng phân.
Bộ phận dùng
Củ, hình tròn, to bằng quả trứng gà, mấy củ dính liền với gốc cây, hai đầu củ hơi nhọn, ngoài sắc đen trong trắng, vị đắng, thường bổ dọc làm đôi. Có nơi hay lấy củ (củ Khoai lang làm giả).
Hay nhầm với củ Bạch cập (củ có 3 nhánh cứng, mịn và trong).
Thu hái và chế biến
Mùa hoa tháng 7-8, quả tháng 9-10.
Theo Trung Y: dùng Bạch liễm chỉ thái lát dùng hoặc tán bột dùng, không phải sao tẩm gì.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Ngâm một ngày đêm, ủ mềm, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Thường hay tán bột làm hoàn tán. Không phải tẩm sao.
Phân bố
Cây được thấy nhiều ở Quảng đông, Đông giang bác la (Trung Quốc), Ở nước ta, Bạch liễm được thấy nhiều ở vùng Tây Nguyên.
2. Công dụng và tác dụng chính
Thành phần hóa học
Trong củ có chất nhầy và tinh bột
Tính vị
Vị ngọt, cay, hơi đắng, tính hàn.
Quy kinh
Vào kinh Tâm, Can, Tỳ, Vị.
Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
Chưa có tài liệu nào nghiên cứu về công dụng của cây Canh châu.
Theo y học cổ truyền
Tác dụng: Tả hoả, tán kết, thu liễm chỉ đau, trừ nhiệt.
Chủ trị: Trị ung nhọt, sang lở, tan khí kết, trẻ nhỏ động kinh, phụ nữ âm hộ sưng đau và xích bạch đới.
Cách dùng và liều lượng
Ngày dùng 6 – 12g.
3. Bài thuốc chữa bệnh
Chữa phụ nữ xung nhâm bị hư hàn sinh ra khí hư (huyết trắng
Bạch liễm 4g, Cẩu tích 40g, Lộc nhung 80g. Tán bột làm hoàn ngày uống 8-12g. (Bạch Liễm Hoàn-Tế Sinh Phương)
Chữa tai chảy nước
Bạch liễm 40g, Hoàng bá (sao đen) 20g tán bột trộn dầu mè xức. (Bạch Liễm Tán-Chứng Trị Chuẩn Thằng)
Trị phong thấp gân co rút sưng đau
Bạch liễm hai phần. Thục phụ tử 1 phần, tán bột uống với rượu, lần uống 12g ngày 2 lần, có cảm giác nóng chạy trong người là tốt, liên tục 10 ngày, lúc uống cử thịt heo và thức ăn lạnh. (Thiên Kim Phương).
Trị ăn vào nghẹt ở cổ
Bạch liễm, Bạch chỉ hai Vị bằng nhau sắc uống 2 lần/ 8g. (Thánh Huệ Phương).
Các chứng sưng viêm ngoài da
Bạch liễm, Xích tiểu đậu, Vương thảo các vị bằng nhau tán bột hòa lòng trắng trứng gà bôi vào. (Dược Tính Phương).
Trị mũi nổi lên những hạt thịt đỏ nhỏ
Dùng Bạch liễm, Bạch thạch chi, Hạnh nhân mỗi thứ 20g tán bột trộn lòng trắng trứng gà dán vào, tối bôi lên sáng rửa đi, sẽ lành từ từ. (Ngự Dược Viện Phương).
4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu
Trong quá trình điều trị bệnh bằng cây bạch liễm cần lưu ý: không dùng cho những người tỳ vị hư hàn, ung nhọt đã phá miệng, người không có thực hoả, nhiệt độc thì không nên dùng.
5. Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!
Lưu ý:
- Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
- Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
- Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn
Nguồn: tracuuduoclieu.vn
Xem thêm bài viết: