Bà bầu ăn nấm rơm được không?
Nấm rơm (hay còn gọi là nấm mũ rơm) là một loài nấm thuộc họ nấm lớn, sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ. Nấm mũ rơm có nhiều loài khác nhau và đặc điểm hình dạng vô cùng phong phú như có loại màu xám trắng, loại màu xám, loại màu xám đen,… Quả thể mềm, xốp, chứa nhiều axit amin và vitamin nên nấm rơm có giá trị cao trong dinh dưỡng và trong dược liệu. Vậy bà bầu ăn nấm rơm tốt không?
Theo nghiên cứu, trong nấm rơm có chứa rất nhiều các thành phần dưỡng chất tốt cho bà bầu. Vì vậy, khi bà bầu ăn loại nấm này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và phòng tránh mắc phải các bệnh lý nhiễm khuẩn trong quá trình mang thai.
Thành phần dinh dưỡng trong nấm rơm
Nấm rơm là loại nấm giàu dinh dưỡng, trong 100gr nấm rơm tươi có chứa:
90% nước
3,6% đạm
0,3% chất đường
1,1% chất xơ (cellulose)
0,8% tro
28mg% Ca
80mg% P
1,2% Fe
Vitamin A, B1, B2, C, D, E, PP,…
Axit – amin
6 lợi ích khi bà bầu ăn nấm rơm
1. Giúp tăng cường hệ thần kinh cho thai nhi
Trong nấm rơm có chứa rất nhiều hàm lượng vitamin B, pantothenic, niacin, thiamin tốt cho hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và da của em bé. Ngoài ra, các dưỡng chất này sẽ còn giúp mẹ bầu luôn khỏe mạnh để quá trình sinh nở được diễn ra thuận lợi hơn.
2. Cung cấp vitamin D cho mẹ và bé
Hàm lượng lớn vitamin D có trong loại thực phẩm này sẽ giúp hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể, hình thành răng và xương cho em bé.
3. Protein trong nấm giúp bé hình thành khối cơ
Nấm rơm có chứa một hàm lượng lớn protein tốt cho cơ thể, giúp thai nhi phát triển và hình thành các khối cơ toàn diện.
4. Giúp hình thành tế bào máu
Cơ thể của bà bầu sẽ rất cần một hàm lượng lớn hemoglobin để có thể hình thành các tế bào máu. Vì vậy, bà bầu nên thường xuyên sử dụng nấm rơm để cung cấp đủ hemoglobin và sắt cho cơ thể không mắc phải tình trạng thiếu hụt máu trong quá trình sinh nở.
5. Cung cấp chất xơ và chống oxy hóa
Nấm rơm còn cung cấp cho bà bầu một hàm lượng lớn chất chống oxy hóa và chất xơ để cơ thể có thể điều hòa tự nhiên trong quá trình mang thai. Chất chống oxy hóa như ergothionein và selen sẽ giúp cơ thể sản phụ tăng cường hệ miễn dịch và các gốc tự do không bị phá hủy. Còn hàm lượng chất xơ sẽ giúp các mẹ bầu suy nghĩ tích cực và luôn sẵn sàng trong quá trình sinh sản, ngăn ngừa mệt mỏi hay táo bón.
6. Ngăn ngừa ung thư
Bên cạnh đó, ăn nấm rơm còn giúp cơ thể sản phụ sản sinh ra được nhiều chất interferon giúp ức chế vi khuẩn, virus sinh trưởng và ngăn chặn quá trình xuất hiện và phát triển của các tế bào gây ra căn bệnh ung thư.
Món ngon chế biến từ nấm rơm
1. Cháo nấm rơm
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 300gr
- Gạo nếp: 100gr
- Nấm tươi: 200gr
- Gia vị: Hành, rau răm, rau mùi, dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: cho 2 loại gạo vào với nhau, vo thật sạch rồi để cho ráo nước. Sau đó cho vào cối xay vỡ, đổ nước vào nồi sao cho khoảng cách từ mặt nước đến gạo cách 1 ngón tay.
Bước 2: Nấu cho cháo nấm sôi rồi vặn nhỏ lửa cho cháo nở đều, sánh lại không bị cháy bén. Rau mùi, rau răm nhặt rồi rửa sạch, thái nhuyễn.
Bước 3: Nấm cắt bỏ phần chân, ngâm với nước muối pha loãng, rửa sạch và để ráo. Khi cháo đã chín nhừ thì cho nấm vào đun nhỏ lửa từ 5-10 phút cho chín.
Bước 4: Nêm nếm gia vị cho vừa, tắt bếp múc ra tô,cho rau thơm lên tô cháo trước khi thưởng thức.
2. Nấu canh mướp với nấm rơm
Nguyên liệu:
- Mướp hương: 500 gr
- Nấm rơm: 100gr
- Hành ngò
- Đậu hủ trắng: 1 miếng
- Gia vị: hạt nêm, muối, bột ngọt, nước mắm
Cách làm:
Bước 1: Mướp hương bào vỏ rồi cắt thành từng miếng vừa ăn.
Bước 2: Nấm rơm cắt chân rồi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng.
Bước 3: Cho chảo nóng, đổ dầu ăn vào xào trước với nấm rơm cho dạy mùi. Cho 1 muỗng nước mắm xào với nấm, cho 500ml vào nấu sôi.
Bước 4: Đậu hủ trắng cắt nhỏ. Đun nước sôi rồi cho mướp vào nêm muối + hạt nêm + bột ngọt với lượng vừa đủ dùng. Tắt bếp múc canh ra bát tô, cắt hành ngò vào rồi thưởng thức.
3. Nấm rơm xào với thịt ba chỉ
Nguyên liệu:
- Nấm rơm: 500gr
- Thịt ba chỉ: 300gr
- Nước dùng gà (hoặc xương ống): 100ml
- Gia vị: 2 lát gừng, 1 nhánh hành lá, dầu ăn, đường, hạt nêm
Cách làm:
Bước 1: Sau khi mua nấm về thì rửa sạch với nước rồi để ráo. Dùng dao chẻ 1 đường rãnh giữa từng cây nấm. Hành lá rửa sạch, cắt khúc dài khoảng 5cm.
Bước 2: Đun sôi 1 nồi nước cùng lát gừng tươi. Sau khi nước sôi thì bỏ nấm rơm vào, trần qua rồi vớt ra để ráo (trần nấm khi xào với nước sôi để khi xào nấm không bị ra nước và sẽ ngon giòn hơn).
Bước 3: Thịt ba chỉ rán giòn bì. Đợi thịt nguội rồi chuẩn bị mang đi xào cùng với nấm rơm.
Bước 4: Cho chảo lên bếp, đổ dầu ăn vào đợi đến khi chảo nóng thì cho 1 lát gừng vào đảo đều cho thơm. Cho thịt ba chỉ rán giòn vào đảo đều trên lửa rồi đổ nấm rơm vào.
Bước 5: Nêm nếm ½ thìa cà phê đường + 3 thìa cà phê hạt nêm + 100ml nước dùng vào chảo đun trong khoảng 5 phút trên lửa vừa. Tiếp theo, đảo đều gia vị đun khoảng 5 phút cho gia vị ngấm đều. Xong đổ nấm rơm với thịt ba chỉ ra đĩa và thưởng thức.
Lưu ý khi bà bầu ăn nấm rơm
Bà bầu ăn nấm rơm cần lưu ý những điều sau:
- Nấm rơm cho bà bầu nên chọn loại còn tươi, còn lành lặn, hình dáng đầy đặn, phần thịt chắc và phần mũ nấm ở đỉnh đào khép kín.
- Nấm rơm tươi khi mua về cần được bảo quản trong tủ lạnh hoặc trong thoáng khí để tránh hơi ẩm làm nấm mau hỏng.
- Không nên chọn các loại nấm hỏng là nấm hỏng đã đổi sang màu đen sậm hoặc mũ mở rộng để lộ lá mỏng
- Cần rửa sạch bụi đất trên nấm sau đó ngâm khô trong nước nóng 15 phút trước chế biến.
- Mẹ bầu không nên ăn nấm quá nhiều nấm sẽ dẫn đến bị lạnh bụng hoặc khó tiêu.
- Nên sử dụng các loại nấm rõ nguồn gốc, xuất xứ để không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Qua bài viết hy vọng cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích giúp các mẹ bầu có thể sử dụng nấm rơm một cách hợp lý để đảm bảo sức khỏe. Đừng quên ghé thăm Medplus mỗi ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm:
- Bà bầu ăn bạch tuộc được không? 5 công dụng hữu ích cho bà bầu
- Bà bầu ăn cá bống được không? 5 hữu ích không ngờ của cá bống
- Bà bầu ăn quả trứng cá được không? 8 tác dụng bà bầu không nên bỏ qua
- Bà bầu ăn cá chẽm được không? 7 lợi ích tuyệt vời của cá chẽm
- Bà bầu ăn hạt thông được không? 7 hữu ích bà bầu không thể bỏ qua
- Bà bầu ăn hạt mít được không? 8 tác dụng tuyệt vời hạt mít mang lại
Nguồn: Tổng hợp