Bà bầu ăn cá chạch được không?
Người xưa thường bảo cá chạch chính là “nhân sâm dưới nước”, đại bổ, đại lợi. Thịt cá Chạch có chứa một lượng mỡ vô cùng thấp nhưng rất dồi dào chất đạm cao hơn các loại cá thông thường khác. Trong khi đó, bạn có biết, bà bầu rất cần bổ sung đảm để em bé được phát triển tốt, tránh gây dị tật hay sẩy thai. Đạm cũng giúp làm em bé phát triển thông minh hơn.

Bà bầu ăn cá chạch giúp cung cấp canxi cần thiết giúp cho cơ thể em bé phát triển và xương chắc khỏe. Hàm lượng canxi có trong cá chạch chứa đến gấp 6 lần so với cá chép. Cá chạch ăn có vị béo, ngọt, dai, thịt săn chắc nên khi chế biến món ăn rất dễ dàng.
Thành phần dinh dưỡng có trong cá chạch
Theo nghiên cứu, trong 100g cá chạch chứa:
Năng lượng: 100-117 kcal
Protein: 18.4-22.6 g
Chất béo (Lipid): 2.8-2.9 g
Canxi (Ca): 51-459 mg
Phốt pho (P): 154-243 mg
Sắt: 2.7-3.0 mg
Vitamin: B1, B2, PP, E,….
Niacin
Spermidine
Nucleoside
4 lợi ích khi bà bầu ăn cá chạch
Xét dưới góc độ tích cực, cá chạch sở hữu giá trị dinh dưỡng cao cùng hàm lượng vitamin dồi dào, điều này rất tốt cho sức khỏe bà bầu. Theo đó, ăn cá chạch mang đến những lợi ích sau cho bà bầu:
1. Giúp bổ sung canxi, vitamin D giúp xương chắc khỏe
Canxi là thành phần đặc biệt quan trọng giúp chống lại tình trạng loãng xương ở bà bầu, đồng thời giúp thai nhi phát triển hệ xương khớp khỏe mạnh. Vậy nên ăn cá chạch giúp thúc đẩy sự hình thành, sản sinh canxi tốt trong cơ thể này. Do đó, bà bầu nên ăn cá chạch để hấp thụ canxi tốt nhất.
2. Giúp tăng sắt, bổ máu

Trong thời kỳ mang thai bà bầu cần một lượng máu lớn để thai nhi phát triển ổn định, đồng thời cũng chống lại tình trạng thiếu máu, tụt huyết áp, hoa mắt chóng mặt. Trong cá chạch chứa nhiều protein và nguyên tố sắt rất hữu ích cho phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.
3. Giúp chống viêm
Bà bầu ăn cá chạch còn có khả năng chống lão hóa mạch máu. Chất nhầy trên da của cá chạch có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể người mẹ và bào thai.
4. Có khả năng phòng chống sự hình thành và phát triển của các gốc tự do gây ung thư
Nghiên cứu cho thấy, cá chạch rất giàu vitamin A, B, C và canxi, sắt… Đây là những chất cần thiết cho cơ thể để góp phần ngăn ngừa ung thư.
Món ngon từ cá chạch cho bà bầu
1. Canh cá chạch đậu phụ

Nguyên liệu:
- Gừng 10g
- Cá chạch 250g
- Đậu phụ non, cải chíp mỗi loại 100g
- Dầu lạc 10g
- Muối 6g
- Hạt tiêu một ít
Hướng dẫn:
Bước 1. Gừng tươi gọt vỏ, thái sợi; chạch bỏ đầu, nội tạng; đậu phụ thái miếng, cải chíp rửa sạch.
Bước 2. Cho dầu vào chảo đun nóng, phi gừng thơm, cho chạch vào rán chín vàng, đổ nước dùng vào đun lửa vừa đến khi canh có màu trắng đục.
Bước 3. Cho đậu phụ, cải chíp, muối, hạt tiêu vào đun khoảng 5 phút là được.
2. Cá chạch kho tiêu, củ riềng

Nguyên liệu:
- 500g cá chạch
- 200g thịt rọi
- 1 củ riềng
- Tương bần
- Bột ngọt, tiêu
- 1 trái ớt cay
Hướng dẫn:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Rửa sạch cá chạch bằng nước.
- Dùng nước gừng và rượu trắng để khử mùi tanh và chất nhầy của cá chạch.
- Ướp cá trong khoảng 30 phút với 1 thìa muối, 1/2 thìa bột ngọt, 1 thìa hạt nêm và 1 thìa canh nước mắm, 1 chút đường cho thấm vị.
- Riềng gọt vỏ, rửa sạch và giã nhỏ. Sau khi rửa sạch thịt ba chỉ thì thái từng miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 2: Chế biến
- Đun nóng dầu ăn, khi thấy dầu ăn sôi già thì bạn cho cá chạch vào chiên đến khi 2 bên vàng đều thì dừng lại.
- Cho một lớp riềng xuống dưới đáy sau đó cho cá chạch chiên vàng vào nồi.
- Tiếp theo, dùng thêm một thìa canh tương bần lên trên cá, cho vào nồi thịt ba chỉ đã cắt lát mỏng.
- Bật lửa và đặc nồi cá lên bếp, khi sôi rồi thì giảm lửa lại, tiếp đến, rắc thêm một ít tiêu bột xay và cho thêm một thìa dầu ăn giúp cho cá trông bóng đẹp hơn và tắt bếp.
Những lưu ý khi bà bầu ăn cá chạch
Việc cung cấp chất dinh dưỡng cho bà bầu ăn việc bà bầu ăn cá chạch để bổ sung đạm và vitamin hay các chất cần thiết khác là điều quan trọng. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng, bổ sung các chất nên vừa đủ, tránh việc lạm dụng mà ăn quá nhiều. Việc ăn cá chạch của bà bầu cũng vậy. Bà bầu có thể ăn cá chạch nhưng ăn ở mức độ vừa phải, tránh việc lạm dụng dẫn đến dư thừa các chất.
Với những thông tin được tổng hợp trên, hy vọng các bà bầu có thêm kiến thức về cá chạch và sử dụng nó một cách hợp lý. Đừng quên ghé thăm Medplus mỗi ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu ăn bánh gai được không? 5 lợi ích cho mẹ và bé
- Bà bầu ăn bánh quẩy được không? 7 tác hại cho mẹ và thai nhi
- Bà bầu ăn bánh chưng được không? 5 bất lợi cho mẹ bầu
- Bà bầu ăn bánh flan được không? 5 công dụng hữu ích không ngờ
- Bà bầu ăn hoa thiên lý được không? 5 công dụng cho mẹ
Nguồn: Tổng hợp