Bà bầu ăn cải ngồng được không?
Cải ngồng là cây họ cải, có hoa vàng và vị đắng nhẹ, có giá trị dinh dưỡng cao và có lợi cho sức khỏe. Bà bầu ăn cải ngồng giúp cung cấp dưỡng chất dồi dào với hàm lượng các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất xơ.
Bà bầu nên bổ sung thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng của mình một cách khoa học để mang lại nhiều lợi ích nhé!
Thành phần dinh dưỡng có trong cải ngồng
Theo nghiên cứu, thành phần dinh dưỡng của cải ngồng gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất như:
- Vitamin A
- Vitamin C
- Beta caroten
- Chất chống oxy hóa
- Vitamin B1
- Vitamin B2
- Chất xơ
- Vitamin K
- Folate
- Flavonoid
- Phytochemical
4 công dụng khi bà bầu ăn cải ngồng
Tốt cho hệ tiêu hóa
Tiền thân là cây họ cải vì thế hàm lượng chất xơ có trong cải ngồng rất hữu ích cho tiêu hóa. Bà bầu ăn cải ngồng giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa các bệnh về đường ruột, đặc biệt là táo bón.
Ngoài ra, cải ngồng còn có tác dụng cải thiện hệ tiết niệu, giúp gan hoạt động tốt hơn.
Bảo vệ tim mạch
Vào tháng 7 năm 2011, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Clinical Nutrition của Mỹ, chỉ ra rằng, các cây họ cải tỷ lệ nghịch với nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
Đồng nghĩa với việc, bà bầu ăn cải ngồng có tác dụng bảo vệ và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, các dưỡng chất như: phytochemical, vitamin C, Vitamin K, folate, chất xơ và flavonoid. Đây là những dưỡng chất rất cần thiết cho mẹ bầu trong thời gian mang thai.
Giúp mắt sáng
Trong cải ngồng có hàm lượng vitamin A và chất tiền sinh tố A (beta caroten), chính những chất này tác động gián tiếp đến các dây thần kinh của mắt. Bà bầu ăn cải ngồng có tác dụng hỗ trợ cho mắt sáng hơn, ngăn ngừa các bệnh về mắt. Giúp thai nhi có được đôi mắt khỏe đẹp khi chào đời.
Bảo vệ làn da
Theo nghiên cứu, hàm lượng vitamin dồi dào của loại cải này đều tập trung ở phần thân. Thân cải ngồng chứa nhiều vitamin C, vitamin B1, vitamin B2,… Vì thế, bà bầu ăn thân rau cải ngồng là nguồn vitamin dồi dào, giúp cho làn da được tươi tắn, trẻ hóa và căng mịn.
Món ngon từ cải ngồng tốt cho bà bầu
Cải ngồng xào thịt bò
Nguyên liệu
- Thịt bò thăn: 150 gr.
- Rau cải ngồng: 1 bó.
- Gừng, tỏi: mỗi thứ 1 củ nhỏ.
- Các gia vị nguyên liệu khác gồm tiêu bắc, dầu hào, dầu ăn, rượu trắng, bột nêm.
Cách làm
- Bước 1: Rửa sạch thịt bò và cắt thớ mỏng rồi ướp cùng ½ thìa cà phê bột nêm, ½ thìa cà phê dầu hào, ½ củ gừng, ½ củ tỏi, 1 thìa cà phê rượu trắng, 2 thìa cà phê dầu ăn.
- Bước 2: Rửa sạch cải ngồng, bổ đôi và cắt ngắn cho vừa ăn. GỪng, tỏi đập nhuyễn.
- Bước 3: Cho chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, phi thơm tỏi và gừng.
- Bước 4: Khi tỏi và gừng vàng thì cho thịt bò vào. Chỉnh lửa to lên rồi khi thấy thịt bò chuyển sang màu hồng gần chín thì vớt hết thịt bò ra ngoài đĩa.
- Bước 5: Cho rau cải ngồng vào xào tiếp cho đến khi gần chín thì cho thịt bò vào lại để cả 2 cùng chín thì tắt bếp.
Canh cải ngồng nấu hải sản
Nguyên liệu
- 100g tôm
- 100g râu mực
- 1 cây thỏi cua
- 10g chả cá Nhật
- 200g ngồng cải
- 50g cà rốt
- 5 tai nấm đông cô
- 4 thìa cà phê hạt nêm
- Một ít gừng thái sợi
Cách làm
- Bước 1: Tôm lột vỏ, bỏ đầu. Râu mực và thỏi cua cắt miếng vừa ăn, chả cá xắt lát mỏng.
- Bước 2: Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa, cắt lát. Nấm đông cô ngâm nước muối, rửa cho sạch cát, cắt đôi.
- Bước 3: Cải tước bỏ phần xơ già, nhặt rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
- Bước 4: Cho nồi lên bếp, đun sôi nước, cho tất cả hải sản vào nấu sôi lại, nêm hạt nêm cho vừa ăn rồi thả ngồng cải vào nấu sôi bùng rồi tắt bếp.
- Bước 5: Cho gừng xắt sợi vào, dọn ra tô dùng nóng với cơm.
Một số lưu ý khi bà bầu ăn cải ngồng
Bà bầu bị đau dạ dày
Với nhiều mẹ bầu bị đau dạ dày, bị chướng bụng đầy hơi thì không nên ăn nhiều loại rau cải này. Đặc biệt là khi ăn sống thì tình trạng này sẽ thêm trầm trọng hơn. Vì vậy để an toàn, bà bầu ăn chín và vệ sinh kỹ trước kh sử dụng nhé.
Bà bầu có hội chứng trào ngược
Cùng với triệu chứng đau dạ dày thì bà bầu có hội chứng trào ngược cũng không nên ăn loại cải này. Nó sẽ khiến mẹ cảm thấy khó chịu và gây buồn nôn, ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu uống rượu nho được không? Có gây hại
- Bà bầu ăn việt quất và 8 công dụng không thể bỏ qua
- Bà bầu ăn chanh dây và 9 công dụng tuyệt vời cho mẹ
- Bà bầu ăn thịt dê được không? Lợi ích bất ngờ cho sức khỏe
- Bà bầu ăn quả sấu và 4 công dụng tuyệt vời cho mẹ
- Bà bầu ăn ô mai được không? công dụng bất ngờ
- Bà bầu ăn rau đắng được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi
- Bà bầu ăn rau ngổ (ngò om) được không?
Nguồn: Tổng hợp