Bà bầu ăn cua được không?
Cua được xem là hải sản được khá là nhiều người yêu thích. Thế, bà bầu ăn cua được không? bà bầu ăn cua có tốt không? Hãy cùng medplus tìm hiểu nhé!
Cua là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng vì nó chứa nhiều protein, canxi và đa axit béo Omega-3 không bão hòa. Bà bầu ăn cua không chỉ an toàn mà cung cấp nhiều dưỡng chất cho sự phát triển bộ não của thai nhi.
Tuy nhiên, trước khi ăn, bà bầu nên rửa sạch và nấu chín kỹ lưỡng. Bà bầu tuyệt đối không ăn thịt cua sống như trong sushi hay sashimi. Nó có thể gây hại cho cả mẹ và bé.
Hàm lượng dinh dưỡng có trong cua
Trung bình 100g thịt cua sẽ chứa khoảng:
85-90g calo
12,3g protid
3,3g lipid
5.040g cãni
430mg phốt pho
4,7mg sắt
Selenium
Natri
Vitamin B1, B2, PP, B6.
Lượng Cholesterol dao động từ 30 – 56 mg/kg
Lợi ích sức khỏe của việc ăn cua khi mang thai
1. Hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi
Cua là nguồn thực phẩm giàu axit béo omega 3, protein và vitamin A và D. Do đó, bà bầu ăn cua khi mang thai sẽ thúc đẩy sự phát triển toàn diện của bé.
2. Tăng cường khả năng miễn dịch
Axit amin và chất chống oxy hóa trong thịt cua giúp bà bầu có thêm năng lượng và tăng cường mức độ miễn dịch trong thai kỳ.
3. Chống thiếu máu
Thịt cua chứa hàm lượng chất sắt tốt cho sức khỏe. Chất sắt giúp các mẹ tránh được tình trạng thiếu máu khi mang thai. Đồng thời, nó cũng giúp duy trì nồng độ hemoglobin cho bé sau sinh.
4. Giàu canxi
Canxi là loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt khi mang thai, bà bầu cần bổ sung lượng canxi gấp đôi để giúp xương và răng của thai nhi phát triển. Đối với 3 tháng đầu thai kỳ, nhu cầu canxi rơi vào khoảng 800mg/ngày. Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, nhu cầu là 1.000mg/ngày. Vào 3 tháng cuối thai kỳ và khi nuôi con bú, lượng canxi cần thiết tăng lên đến 1.500mg/ngày. Trong các loại thực phẩm thường ăn như tôm, cua , ốc,.. Cua được xem là thực phẩm có lượng canxi cao nhất 3520mg canxi/100g cua.
5. Ít calo
Theo nhiều nghiên cứu, thịt cua chứa rất ít calo. Do đó, bà bầu ăn cua giàu chất dinh dưỡng mà lại không lo tăng cân nhé.
6. Ít cholesterol
Bà bầu ăn cua nên cân nhắc lượng ăn vừa phải, tùy thuộc vào mức cholesterol trong cơ thể mình nhé.
7. Ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi
Folate là một loại vitamin thiết yếu mà bà bầu nên đưa vào chế độ dinh dưỡng thai kỳ của mình. Vì Folate giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh Khiếm khuyết ống thần kinh xảy ra do sự hình thành không bình thường của ống thần kinh trong thời kỳ bào thai như nứt ống thần kinh, thiếu một phần não hoặc thoát vị não. Ống thần kinh đóng không hoàn toàn là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý của cơ thể như bại liệt, não úng thủy… ở thai nhi.
8. Ngăn ngừa tăng huyết áp
Khi mang thai, người phụ nữ phải thích nghi với rất nhiều sự thay đổi trong cơ thể khiến huyết áp bà bầu dễ tăng. Cao huyết áp ở bà bầu là một trong những căn nguyên gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. như sinh non, giật tiền sản,… Với lượng magie có trong thịt cua giúp cơ thể kiểm soát mức độ tăng huyết áp một cách tốt hơn.
2 món ngon dễ làm cho bà bầu thưởng thức
1. Canh cua rau mồng tơi
Nguyên liệu
- 300g cua đồng
- 1 mớ rau mùng tơi
- Gia vị, nước mắm
Cách làm
- Bước 1: cua làm sạch, giã/xay nhỏ cùng 1 củ hành khô nhỏ và chút muối, lọc lấy nước.
- Bước 2: Rau rửa sạch thái nhỏ
- Bước 3: Nước lọc cua nêm thêm gia vị, nước mắm, đun lửa vừa, vừa đun vừa lấy muôi khuấy nhẹ đến khi gần sôi thì mở vung, đợi nước sôi hạ lửa nhỏ
- Bước 4: Lấy muôi rưới nước cua lên gạch cua cho gạch được cứng và đóng thành bánh. Sau đó, thả rau vào.
- Bước 5: Nấu rau chín mềm là xong nhé.
2. Cua biển hấp sả
Nguyên liệu
- Cua biển loại to: 2 con (0,8kg).
- Bia: 1 lon
- Sả, ớt, gừng
- Hành tây: 1 củ
- Gia vị: mắm, muối, tiêu…
- Hành, mùi, rau thơm
Cách làm
- Bước 1: Bạn dùng mũi dao hoặc một chiếc đũa chọc vào hõm dưới để cua chết, dùng vòi xịt nước mạnh vào thân cua để trôi bớt bùn cát bám trong cua.
- Bước 2: Sử dụng một bàn chải chà nhẹ vào thân cua, càng cua để làm sạch.
- Bước 3: Rửa sạch sả, cắt khúc dài và chẻ đôi hoặc thành ba. Ớt, gừng rửa sạch rồi thái sợi. Hành tây lột bỏ vỏ rồi bổ múi cau.
- Bước 4: Xếp một lớp sả mỏng dưới nồi rồi xếp cua vào nồi hấp, bỏ hết phần sản còn lại lên xung quanh cua, cho hành tây, ớt, gừng lên trên.
- Bước 5: Cho thêm 1 thìa bột nêm, tiêu, mắm. Cuối cùng bạn rưới bia lên mình cua. Cho nồi hấp lên bếp, hấp khoảng 20 phút khi thịt cua chuyển sang màu cam hoặc đỏ là cua đã chín.
- Bước 6: Cho cua ra đĩa, trang trí và thưởng thức khi cua còn nóng.
Lưu ý cho bà bầu ăn cua
- Bà bầu chỉ nên ăn cua được chế biến sạch sẽ và nấu chín. Các mẹ nên mua cua tươi sống ở những nơi uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Khi ăn cua, bà bầu nên tránh ăn cùng lúc với hồng và uống trà. Hai chất này kết hợp sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của cơ thể.
Đừng quen ghé medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin bổ ích mới nhất nhé!
Xem thêm
- Bà bầu ăn mận khô được không? 5 lợi ích bất ngờ từ mận khô cho bà bầu
- Bà bầu uống dầu cá được không? 5 lợi ích thần thánh cho bà bầu
- Bà bầu uống giấm táo được không? 13 lợi ích không ngờ cho bà bầu
- Bà bầu ăn quả thanh mai được không? 7 lợi ích không ngờ cho bà bầu
- Bà bầu ăn phấn hoa ong được không? 4 công dụng hữu ích cho mẹ
Nguồn: Xem