Bà bầu ăn rau chân vịt được không?
Rau chân vịt được mệnh danh là ‘siêu thực phẩm” cực kỳ bổ dưỡng cho sức khỏe phụ nữ mang thai. Bà bầu ăn rau chân vịt thường xuyên trong thời gian mang thai giúp mẹ bầu có sức khỏe tốt. Ngoài ra, nó còn giúp cho thai nhi có sự phát triển ổn định.
Thành phần dinh dưỡng có trong rau chân vịt
Theo nghiên cứu, thành phần dinh dưỡng có trong rau chân vịt gồm:
- Axit folic
- Chất xơ
- Vitamin C
- Vitamin B6
- Vitamin B1
- Vitamin B2
- Vitamin B3
- Vitamin B9
- Vitamin A
- Vitamin E
- Vitamin K
- Sắt
- Magie
- Photpho
- Kali
- Natri
- Canxi
- Chất béo bão hòa
Lợi ích khi bà bầu ăn rau chân vịt
Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh
Rau chân vịt là một trong số ít các loại rau chứa nhiều axit folic, đây là một dưỡng chất quan trọng giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung dưỡng chất này từ trước trong và sau khi mang thai. Bà bầu ăn rau chân vịt là cách bổ sung axit folic đơn giản và an toàn nhất, vì thế mẹ bầu đừng bỏ qua thực phẩm bổ dưỡng này nhé!
Ngăn ngừa táo bón
Với hàm lượng chất xơ dồi dào, bà bầu ăn rau chân vịt sẽ giúp cho hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Ngăn ngừa táo bón thai kỳ trong 9 tháng mang thai, ngoài ra, nó còn giúp hấp thu các dưỡng chất từ các thực phẩm khác tố hơn.
Món ngon từ rau chân vịt tốt cho bà bầu
Súp rau chân vịt đậu hà lan
Nguyên liệu
- Đậu Hà Lan
- Cải bó xôi
- Hành tây
- Nước dùng từ xương hầm
- Bột năng hoặc bột ngô
- Gia vị.
Cách làm
- Bước 1: Rửa sạch đậu hà lan, rau chân vịt. Rau chân vịt cắt khúc nhỏ. Hành tây thái hạt lựu.
- Bước 2: Cho tỏi vào phi thơm rồi cho hành tây vào xào chín. Đổ nước dùng cùng đậu Hà Lan và rau cải bó xôi vào nấu cho đến khi chín mềm, nhừ.
- Bước 3: Thêm bột năng hoặc bột ngô để súp được sánh.
- Bước 4: Có thể cho súp vào máy xay nhuyễn rồi múc ra bát ăn nếu muốn ăn ở dạng mịn.
Canh rau chân vịt nấu tôm
Nguyên liệu
- Rau cải bó xôi
- Tôm tươi
- Hành khô
- Tiêu và gia vị để nêm nếm.
Cách làm
- Bước 1: Rau chân vịt rửa sạch, thái khúc vừa ăn.
- Bước 2: Tôm rửa sạch, rút bỏ chỉ lưng, bỏ vào cối giã dập cùng với hành tím. Sau khi giã xong, cho chút tiêu cùng nước mắm, đảo đều cho thịt tôm thấm gia vị.
- Bước 3: Hành khô phi thơm với dầu ăn rồi cho tôm vào đảo đều cho săn.
- Bước 4: Đổ nước vào nồi, đợi nước sôi thì cho tôm vào, tôm chín thì cho tiếp rau chân vịt vào. Nêm nếm vừa ăn thì tắt bếp.
Một số lưu ý khi bà bầu ăn rau chân vịt
Sỏi thận
Bà bầu ăn rau chân vịt quá nhiều rất dễ bị sỏi thận. Đặc biệt trong 3 tháng giữa và cuối của thai kỳ. Nguyên nhân do rau chân vịt chứa axit oxaclic, một hợp chất khiến cơ thể đào thải ra nhiều canxi. Ngoài ra, mẹ bầu ăn quá nhiều loại rau này cũng gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu.
Tiêu chảy
Bà bầu rất dễ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn listeria và nhiễm khuẩn salmonella, nếu rau chân vịt không được vệ sinh và chế biến kỹ càng. Tình trạng này nếu nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến sảy thai.
Dị ứng salicylate
Chất salicylate có trong cải bó xôi có thể gây chảy máu nghiêm trọng và kéo dài thời gian chuyển dạ. Vì thế, trong 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu tuyệt đối không được ăn thực phẩm này.
Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu ăn dưa lê và 17 công dụng giúp mẹ an thai
- Bà bầu ăn thịt trâu trong 3 tháng đầu thai kỳ được không?
- Bà bầu ăn hạt sầu riêng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu ăn gỏi cá được không? Và những lưu ý khi ăn
- Bà bầu ăn trứng bắc thảo _ Nguy cơ gây sụt giảm IQ của trẻ
- Bà bầu ăn chân gà được không? 5 công dụng không nên bỏ qua
- Bà bầu uống trà tâm sen có gây mất ngủ không?
- Bà bầu ăn ngó sen được không? Thực phẩm giải nhiệt ngày hè
- Bà bầu ăn táo xanh và những công dụng ít ai biết!
- Bà bầu ăn thịt ngan được không? Những lưu ý khi sử dụng
- Bà bầu ăn chuối sấy và 5 công dụng không nên bỏ qua
- Bà bầu ăn thịt ngỗng có tốt cho sức khỏe không?
Nguồn: Tổng hợp