Bà bầu ăn sò huyết được không?
Sò huyết là một hải sản chứa nhiều dưỡng chất với giá trị dinh dưỡng cao. Theo đông y, đây là loại hải sản có vị ngọt, tính mặn, có tác dụng bổ máu. Bà bầu ăn sò huyết là phương pháp bổ sung máu an toàn và hiệu quả nhất. Giúp cơ thể cung cấp đủ máu nuôi dưỡng thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Thành phần dinh dưỡng có trong sò huyết
Thành phần dinh dưỡng trong 100g sò huyết có chứa đến: 71 kcal calories, protein 11.7g, lipid… Ngoài ra, bà bầu ăn sò huyết còn bổ sung một số chất khoáng khác như:
- Canxi
- Sắt
- Vitamin A
- Vitamin B1
- Vitamin B2
- Vitamin PP
- Vitamin C
Lợi ích khi bà bầu ăn sò huyết
Giúp phát triển khung xương
Trong sò huyết có chứa chất axit béo Omega 3, đây là một thành phần quan trọng cho sự phát triển bộ não và mắt của em bé. Đồng thời, Canxi cũng được tìm thấy nhiều ở trong sò huyết, bà bầu ăn sò huyết giúp phát triển khung xương của thai nhi.
Giúp bổ máu
Hàm lượng sắt và vitamin A có trong sò huyết là những dưỡng chất giúp cung cấp lượng máu cho cơ thể. Bà bầu ăn sò huyết sẽ giúp mẹ có đủ lượng máu nuôi dưỡng thai nhi. Giúp bé cưng có một sự phát triển toàn diện nhất, đầy đủ nhất.
Hỗ trợ sự phát triển não bộ
Trong sò huyết có chứa hàm lượng omega 3 – dưỡng chất giúp não bộ phát triển. Bổ sung sò huyết vào thực đơn thai kỳ sẽ là nguồn omega 3 tự nhiên an toàn cho mẹ bầu. Bà bầu ăn sò huyết giúp thai nhi phát triển tốt, thông minh hơn khi chào đời.
Một số lưu ý khi bà bầu ăn sò huyết
Sò huyết là một thực phẩm bổ máu, cung cấp nhiều dưỡng chất. Đồng thời giúp thai nhi cứng cáp hơn với hàm lượng canxi có trong loại hải sản này. Tuy nhiên, bà bầu ăn sò huyết nên có một chế độ hợp lý, không được quá lạm dụng.
Theo khuyến nghị của các chuyên gia, bà bầu chỉ nên ăn sò huyết 2 – 3 lần/tháng. Bởi loại hải sản này có chứa nhiều ký sinh, ăn với hàm lượng lớn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Món ngon từ sò huyết tốt cho bà bầu
Cháo sò huyết
Nguyên liệu
- Sò huyết : 0,6kg-1kg
- Gạo tẻ : 1 nắm
- Gạo nếp: 1 nắm
- Xương ống heo: 300g
- Hành, ngò, rau thơm, ớt, gừng, tỏi, tiêu, chanh
- Các gia vị cơ bản
Cách làm
- Bước 1: Sò huyết ngâm với nước vo gạo hoặc nước muối ớt pha loãng, để sò nhả hết bùn đất. Dùng bàn chải cọ sạch lớp vỏ bên ngoài, rửa lại bằng nước sạch.
- Bước 2: Luộc sò với nước khoảng 5 phút. Sò vừa há miệng thì tắt bếp. Vớt ra chọn lấy phần ruột, phi thơm tỏi cho sò huyết vào đảo đều nêm thêm nước mắm, đảo đều cho ngấm gia vị và tắt bếp.
- Bước 3: Xương heo rửa sạch, ninh nhừ lấy nước. Trong quá trình ninh bỏ thêm gừng vào cho thơm nước.
- Bước 4: Gạo đem vo sạch để ráo, bắc chảo lên bếp cho dầu ăn vào phi thơm hành tỏi, cho gạo vào rang đến khi gạo vàng thì tắt bếp.
- Bước 5: Đổ phần gạo đã rang vào nước xương ninh. Khi cháo sôi thì nêm gia vị vừa ăn, đun nhỏ lửa đê cháo có được độ sánh và nhừ cần thiết.
- Bước 6: Hành, ngò, ớt rửa sạch thái nhỏ. Khi bà bầu ăn sò huyết thì đợi cho cháo thật sôi, thả sò huyết vào và khuấy đều. Chờ cháo sôi lại, đổ ra rắt thêm hành lá thái nhỏ, ớt….
Sò huyết hấp sả ớt
Nguyên liệu
- Sò huyết 500 gram
- Sả 3 cây
- Ớt hiểm 3 trái
- Rau quế
- Muối, bột ngọt
- Nước lọc
Cách làm
- Bước 1: Sò huyết ngâm với nước vo gạo hoặc nước muối ớt pha loãng, để sò nhả hết bùn đất. Dùng bàn chải cọ sạch lớp vỏ bên ngoài, rửa lại bằng nước sạch.
- Bước 2: Sả cây bỏ lá, đập dập cho thơm. Rau quế lặt lấy lá và rửa sạch. Ớt hiểm rửa sạch và đập dập nhẹ
- Bước 3: Cho sò huyết đã làm sạch vào nồi, ướp một tí ti muối, một thìa cà phê bột ngọt, cho sả cây và ớt đã cắt khúc và đập dập vào nồi, thêm một lượng nước lọc khoảng xâm xấp mặt sò.
- Bước 4: Đậy nắp nồi và bắt lên bếp đun sôi. Chỉ cần đun sôi cho đến khi tất cả sò huyết mở miệng là được. Cho rau quế vào, đảo đều và tắt bếp.
Mẹo vặt chọn sò huyết tươi ngon
- Chú ý đến kích thước của sò, không nên lựa chọn kích thước sò quá lớn thịt sẽ bị dai. Nên lựa các con sò có kích thước vừa, không quá lớn, tuy nhiên cũng đừng quá nhỏ để khi nấu không bị quắt mất.
- Nên để ý đến miệng sò. Những con nào mở miệng hoặc lưỡi thè ra bên ngoài thì bạn chọn. Đối với các con ngậm miệng thì bạn nên ngửi qua, thấy có mùi hôi thì không nên mua vì sò đó đã để lâu, tốt nhất là không nên mua.
Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu ăn rau mùi tàu: Top 6 loại rau không nên ăn trong thai kỳ
- Bà bầu ăn dưa chuột và 5 công dụng không thể bỏ qua
- Bà bầu ăn hồng ngâm được không? Lưu ý khi sử dụng
- Bà bầu ăn bơ 3 tháng cuối: Thực phẩm giúp con thông minh
- Bà bầu ăn cá nục được không? 9 công dụng tuyệt vời cho mẹ
- Bà bầu ăn cá trê được không? Bí quyết giúp làn da đẹp
Nguồn: Tổng hợp