1. Công dụng của trứng vịt lộn đối với bà bầu
Bà bầu ăn trứng vịt lộn rất tốt cho sức khỏe. Một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Không chỉ vậy, trứng vịt lộn cũng chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C… Thậm chí, hàm lượng chất sắt trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn trong trứng gà. Theo các nghiên cứu của khoa học, trong trứng vịt lộn có chứa nhiều photpho, canxi, protein, năng lượng,…phù hợp để bồi bổ cho mẹ bầu.
Các chất dinh dưỡng này thực hiện nhiệm vụ tái tạo máu, tăng sức đề kháng, cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Trứng vịt lộn là loại thực phẩm giúp bồi bổ cơ thể, hạn chế suy nhược cơ thể, hay đau đầu chóng mặt, thiếu máu mệt mỏi. Lượng canxi dồi dào có trong trứng vịt lộn giúp thai nhi tăng cân, hấp thụ tốt các dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh.

2. Bà bầu ăn trứng vịt lộn 3 tháng đầu
Ăn trứng vịt lộn nhiều có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra bà bầu ăn nhiều còn có thể gây triệu chứng đau bụng khi mang thai. Điều này khiến mẹ biếng ăn và vô hình chung lại gây thiếu chất cho mẹ và bé. Ngoài ra trong trứng vịt lộn giàu vitamin A và beta-carotene. Nếu những thành phần này dư thừa có thể khiến thai nhi bị ngộ độc, dị tật ở thai nhi nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì. Do đó, trong 3 tháng đầu mẹ bầu hãy cẩn trọng khi ăn trứng vịt lộn để đảm bảo sức khỏe của con.

4. Lưu ý khi bà bầu ăn trứng vịt lộn
- Mỗi tuần, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2 trái trứng vịt lộn, không nên ăn cùng lúc quá nhiều. Ăn trứng vịt lộn liên tục trong nhiều ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường cho mẹ bầu.
- Không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối vì nó chứa hàm lượng đạm khá cao gây khó tiêu, đầy hơi.
- Những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao hoặc các vấn đề về bệnh tim mạch. Nên hạn chế không ăn trứng vịt lộn để tránh tình trạng tắc nghẽn mạch máu do lượng cholesterol cao.
- Ăn rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể làm mẹ bầu ra máu, thậm chí là có nguy cơ sảy thai. Vì vậy để tránh tuyệt đối những dấu hiệu xấu xảy ra, bà bầu tuyệt đối không kết hợp ăn rau răm với trứng vịt lộn hay các loại thực phẩm nào khác.
- Khi ăn trứng vịt lộn, mẹ bầu không nên ăn cùng lúc các loại thực phẩm nhiều vitamin A. Hàm lượng vitamin A trong trứng vịt lộn cũng khá cao. Nếu ăn quá nhiều có thể gây tình trạng dư thừa vitamin A trong thai kỳ, rất nguy hiểm đến sự hình thành và phát triển của thai nhi.
Xem thêm bài viết:
-
Làm thế nào để có nhiều nước ối? 6 loại nước giúp bà bầu tăng nước ối nhanh chóng
-
Nhạc cho bà bầu: Giúp thai nhi ngủ ngon và phát triển trí não
Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!