Bà bầu bị chảy máu âm đạo phải làm sao?
Việc xuất hiện những đốm máu nhỏ hoặc chảy máu âm đạo là điều phổ biến trong thai kỳ. Có khoảng 20% phụ nữ mang thai sẽ bị chảy máu âm đạo trong giai đoạn đầu thai kỳ. Mặc dù việc xuất hiện đốm máu hoặc chảy máu âm đạo là bình thường, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ xét nghiệm và siêu âm để đảm bảo rằng thai nhi vẫn ổn và không bị bất kỳ biến chứng nào. Vậy bà bầu bị chảy máu âm đạo phảm làm sao?
Bà bầu khi nhận thấy sự xuất hiện máu âm đạo cần đến bác sĩ kiểm tra ngay lập tức. Ngoài ra mẹ bầu bị chảy máu âm đạo cần được nghỉ ngơi, uống đủ nước và tránh mang vác vật nặng
Nguyên nhân bà bầu xuất hiện đốm máu âm đạo
Có một vài lý do khiến xuất hiện những đốm máu âm đạo trong thai kỳ:
1. Bà bầu bị xuất hiện đốm máu âm đạo trong ba tháng đầu thai kỳ
Chảy máu do cấy phôi vào thành tử cung – Chảy máu này xảy ra trong thời gian sớm nhất của thai kỳ. Nó thường xảy ra trước (hoặc cùng thời gian) khi mẹ bầu có kinh hoặc 6 đến 12 ngày sau khi mang thai. Đốm máu thường có màu hồng nhạt đến màu nâu và có thể kéo dài trong một vài ngày.
2. Bà bầu bị xuất hiện đốm máu âm đạo trong ba tháng cuối thai kỳ
Chảy máu trong ba tháng cuối thai kỳ xảy ra khi mẹ bầu bị bong nút nhầy cổ tử cung:
- Mang thai làm cho cổ tử cung trở nên nhạy cảm và sưng lên vì bất kỳ va chạm nhỏ (quan hệ tình dục hoặc kiểm tra sức khỏe) có thể gây kích thích cổ tử cung khiến phụ nữ bị chảy máu âm đạo khi mang thai.
- Nhiễm trùng âm đạo (viêm âm đạo do vi khuẩn) hoặc cổ tử cung – Nếu âm đạo hoặc cổ tử cung của mẹ bầu bị viêm trong thời gian mang thai có thể khiến xuất hiện một vài đốm máu.
Nguyên nhân mẹ bầu bị chảy máu âm đạo
Chảy máu nhiều khi mang thai không phải là một dấu hiệu tốt vì nó có thể đi kèm với một số biến chứng khác. Dưới đây là một vài lý do gây chảy máu khi mang thai
1. Bà bầu bị chảy máu âm đạo trong ba tháng đầu thai kỳ
- Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng được thụ tinh bên ngoài tử cung. Nếu mẹ bầu mang thai ngoài tử cung cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Mang thai ngoài tử cung có thể gây chảy nhiều máu kèm với đau bụng dữ dội, ngất xỉu.
- Chửa trứng (thai trứng) là một tình trạng hiếm gặp. Trong đó, các tế bào thay vì phát triển thành nhau thai bình thường lại trở thành những túi dịch to nhỏ lấn át sự phát triển của bào thai. Điều này sẽ gây chảy máu (đỏ tươi đến nâu sẫm) khiến mẹ bầu bị buồn nôn và chuột rút nghiêm trọng.
- Sảy thai (mất thai trước tuần thứ 20) vì nhiều yếu tố nội tiết tố khác nhau. Nó có thể khiến chảy nhiều máu âm đạo và đi kèm với chuột rút nghiêm trọng ở vùng bụng.
Những lý do khác:
- Có khả năng bà bầu bị u xơ.
- Mẹ bầu có thể bị mắc một chứng rối loạn di truyền khiến cho việc đông máu trở nên khó khăn dẫn đến chảy máu âm đạo
2. Mẹ bầu bị chảy máu âm đạo vào cuối thai kỳ
Lý do phổ biến nhất cho chảy máu âm cuối thai kỳ là vấn đề với nhau thai. Trong một số trường hợp, nó cũng có thể gây ra một số bất thường ở cổ tử cung.
Nhau tiền đạo: Tình trạng này xảy ra khi nhau thai lấp một phần hoặc toàn bộ cổng ra của tử cung. Nhau tiền đạo có thể gây chảy máu âm đạo trong suốt thai kỳ và lúc chuyển dạ. Một số mạch máu nhau thai bị vỡ và đây là nguyên nhân chiếm 20% gây chảy máu âm đạo vào ba tháng cuối thai kỳ.
Mẹ bầu có nguy cơ bị nhau tiền đạo cao khi:
- Đã có nhiều lần mang thai
- Đã bị nhau tiền đạo trước đó
Nhau bong non: Nhau thai bị bong ra khỏi thành tử cung trước khi sinh gây mất nguồn cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi và làm mẹ bị chảy máu âm đạo nghiêm trọng. Mỗi 200 trường hợp mang thai sẽ có 1 trường hợp mẹ bị bong nhau thai sớm.
Nguy cơ xảy ra nhau bong non khi:
- Huyết áp cao (140/90 trở lên)
- Chấn thương
- Sử dụng cocaine hoặc thuốc lá
- Phá thai trong lần mang thai trước
Vỡ tử cung: Đây là một tình trạng hiếm gặp, nhưng rất nguy hiểm. Trong đó, tử cung bị vỡ từ niêm mạc qua lớp cơ. Nó có thể gây ra nguy hiểm đến tính mạng cho cả mẹ và thai nhi. Vỡ tử cung xảy ra chủ yếu ở những phụ nữ đã bị vỡ tử cung hoặc phẫu thuật tử cung trước đó.
Các yếu tố khác gây của vỡ tử cung là:
- Hơn bốn lần mang thai
- Chấn thương
- Sử dụng quá nhiều oxytocin (Pitocin)
- Khi vai thai nhi bị mắc kẹt trên xương mu khi chuyển dạ
Một số nguyên nhân ít phổ biến hơn gây chảy máu khi mang thai muộn là chấn thương ở cổ tử cung, ung thư và giãn tĩnh mạch.
Bà bầu nên làm gì khi xuất hiện máu âm đạo?
Khoảng 50% phụ nữ bị chảy máu khi mang thai vẫn có một thai kỳ và thai nhi khỏe mạnh. Khi mẹ bầu nhận thấy xuất hiện đốm máu hoặc chảy máu âm đạo, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức để thảo luận về các triệu chứng. Nếu chảy máu nặng như chảy máu trong thời gian dài thì mẹ bầu cẩn được kiểm tra để chắc chắn rằng không bị bất kỳ biến chứng nào khác. Việc ra nhiều máu khi mang thai tháng cuối có thể gây hại cho thai nhi.
Mẹ bầu bị chảy máu âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không?
1. Sẩy thai
Mặc dù việc chảy máu hoặc xuất hiện đốm máu âm đạo thường vô hại, nó có thể là dấu hiệu của sẩy thai. Các đốm máu hoặc chảy máu thường có xu hướng tự hết. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu chảy máu xảy ra để phòng ngừa nguy hiểm.
2. Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Chảy máu âm đạo cũng có thể là dấu hiệu của sinh non khiến trẻ sinh ra nhẹ cân, suy dinh dưỡng, v.v… Ngoài ra, nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời, chảy máu âm đạo có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi sau này.
Lưu ý an toàn trong trường hợp chảy máu âm đạo cho mẹ bầu
1. Mẹ bầu bị chảy máu âm đạo khi mang thai cần làm gì?
- Nằm nghỉ ngơi cho đến khi hết chảy máu.
- Trong khi mẹ bầu đang chảy máu nên sử dụng miếng lót và không dùng băng vệ sinh.
- Tránh quan hệ tình dục khi đang chảy máu.
- Mẹ bầu có thể dùng các loại thuốc nhẹ như paracetamol để giảm đau nếu cần thiết.
- Báo cáo bất kỳ thay đổi nào của mẹ bầu cho bác sĩ ngay lập tức.
- Nếu chảy máu và chuột rút nghiêm trọng thì mẹ bầu chỉ nên uống nước.
- Làm các hoạt động thể chất nhẹ như đi dạo quanh nhà hoặc làm việc vặt.
- Tránh nâng vật nặng hơn 4.5kg
- Khám thai và siêu âm định kỳ
2. Bà bầu bị chảy máu âm đạo nên ăn gì?
- Thịt bò
- Gan động vật
- Rau xanh
- Trứng
- Đậu phụ
- Ăn nhạt và uống nhiều nước
- Trái cây như nho, chuối, v.v…
- Bí ngô/Bí đỏ
3. Những thực phẩm mẹ bầu cần kiêng khi bị chảy máu âm đạo
- Thức ăn cay nóng
- Thực phẩm có chứa chất kích thích
- Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên xào, thức ăn khô cứng
- Không ăn các đồ ăn quá mặn
- Đặc biệt đối với phụ nữ trước khi sinh, tuyệt đối không nên ăn dứa và uống nước tía tô.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị chảy máu âm đạo phải làm sao? Bà bầu bị chảy máu âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị chảy máu âm đạo.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị nhiệt miệng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ho phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp