Bà bầu bị đau ngực phải làm sao?
Đau ngực khi mang thai là sự phản ánh của những thay đổi nhanh chóng diễn ra trong cơ thể. Ngoài những thay đổi trong cơ thể, thay đổi sinh hoạt cũng có thể gây ra những cơn đau ngực không mong muốn. Vậy bà bầu bị đau ngực phải làm sao?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tốt hơn hết là bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn ngay khi cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào của đau ngực bất kể mức độ nghiêm trọng.
Những trường hợp đau ngực bà bầu thường quan tâm
- Bà bầu bị đau ức
- Bà bầu đau bụng trên gần ức
- Đau đầu nhũ hoa khi mang thai
- Bị đau chấn thủy khi mang thai
- Đau bầu ngực khi mang thai
- Bị nhói tim khi mang thai
- Bà bầu bị tức ngực
- Mang thai bị đau ngực
Nguyên nhân gây đau ngực khi mang thai
Bà bầu có thể bị đau ngực do bất kỳ lý do nào sau đây:
1. Khó tiêu
Nguyên nhân phổ biến nhất của đau ngực là khó tiêu. Chứng khó tiêu gây tổn thương thực quản hoặc trào ngược thực quản, dẫn đến co thắt thực quản và đau ngực.
2. Chứng ợ nóng
Chứng ợ nóng khi mang thai xảy ra do hormone progesterone. Hormone này làm tăng axit dạ dày dẫn đến chứng ợ nóng và đau ngực nghiêm trọng.
3. Căng cơ bắp
Thai nhi phát triển dẫn đến căng các cơ và dây chằng ở vùng ngực, gây đau nhức.
4. Căng thẳng tinh thần
Bên cạnh căng cơ, căng thẳng cảm xúc là một trong những yếu tố gây ra tình trạng đau ngực khi mang thai.
5. Thay đổi kích thước của ngực
Khi ngực thay đổi kích thước, hình dạng, chúng làm căng các cơ và khớp của thành ngực. Điều này dẫn đến đau và khó thở.
6. Các vấn đề về hen/thở
Hen suyễn dẫn đến khó thở và đau ngực khi mang thai.
7. Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)
DVT hình thành những tụ máu đông trong tĩnh mạch hoặc động mạch thường xảy ra ở chân và xương chậu. Các tụ máu đông có xu hướng đi lên phổi dẫn đến thuyên tắc phổi, đây là một tình trạng đe dọa tính mạng và có thể gây đau ngực nghiêm trọng ở phụ nữ mang thai. Những người hút thuốc, phụ nữ trên 35 tuổi, phụ nữ béo phì hoặc phụ nữ có tiền sử bệnh tim hoặc phổi, có nguy cơ mắc chứng này cao hơn.
8. Bệnh tim bẩm sinh
Nếu bà bầu bị đau ngực trái khi mang thai hoặc khó chịu nghiêm trọng, đó có thể là triệu chứng của một cơn đau tim. Các triệu chứng khác bao gồm tê liệt chân tay, đổ mồ hôi lạnh và chóng mặt. Nếu mẹ bầu phải đối mặt với những triệu chứng này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
9. Bệnh tim mạch vành
Sự tích tụ của mảng bám (lắng đọng của chất béo) trong động mạch gây hạn chế lưu lượng máu đến tim và dẫn đến đau ngực. Điều này cũng khiến bà bầu có nguy cơ bị đau tim.
10. Bóc tách động mạch chủ
Do vết rách trên thành động mạch chủ, sự tích tụ máu ở giữa các lớp động mạch chủ có thể dẫn đến rối loạn, gây đau ngực nghiêm trọng khi mang thai.
11. Bệnh cơ tim Peripartum
Tình trạng bệnh này có đặc điểm là các cơ tim yếu. Một trong những triệu chứng của nó là đau ngực. Nó thường xảy ra trong tháng cuối cùng của thai kỳ và có thể tiếp tục cho đến năm tháng sau khi sinh.
12. Sỏi mật
Nếu mẹ bầu đã bị đau ở ngực và bụng trên bên phải, đó có thể là do sỏi mật. Việc sản xuất hormone estrogen tăng lên trong thai kỳ khiến phụ nữ mang thai dễ mắc phải tình trạng này.
Những triệu chứng nguy hiểm khi bà bầu bị đau ngực
Nếu bà bầu nhận thấy những triệu chứng này, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:
- Đau ngực dữ dội khi ngủ buổi tối
- Cảm giác đau như bị đâm phía bên tim
- Đau ngực cùng với tê ở cánh tay, chóng mặt, khó thở, đổ mồ hôi lạnh, nôn liên tục.
- Đau ngực khi thở sâu, hắt hơi hoặc ho
- Cảm giác bỏng rát nghiêm trọng ở ngực và đau hơn khi cúi xuống
- Sưng ở một hoặc cả hai chân kèm theo đau nhói ở ngực, đau bắp chân
- Thường đau nhói ở phần giữa của ngực kéo dài vài phút mỗi lần. Đây cũng có thể là một dấu hiệu của một cơn đau tim
Cách điều trị đau ngực khi mang thai
Một vài mẹo để giảm bớt cơn đau ngực khi mang thai:
- Duy trì đúng tư thế khi ngồi hoặc đứng để oxy đến phổi
- Sử dụng đệm khi nằm để giữ ngực cao hơn phần dưới của cơ thể.
- Ăn một chế độ ăn giàu magiê, canxi, vitamin và sắt.
- Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc cay, và hạn chế uống rượu và caffeine.
- Ăn các bữa ăn nhỏ trong khoảng thời gian ngắn, và tránh nằm xuống ngay sau bữa ăn.
- Nằm về phía bên trái để tránh tử cung gây áp lực lên các mạch máu và ngực.
- Tập thiền và yoga để giảm căng thẳng.
Bà bầu bị đau ngực có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đau ngực khi mang thai nguy hiểm hay không còn tùy vào nguyên nhân, mức độ của cơn đau. Mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nếu trong khoảng thời gian ba tháng đầu, cảm giác căng đau tức ngực, ngứa da ngực, núm ngực mất dần màu nâu sậm thì có khả năng hoại tử villous đã xảy ra, phôi thai có thể đang teo đi hoặc đã chết.
Lưu ý cho bà bầu bị đau ngực
Những thực phẩm bà bầu nên ăn khi bị đau ngực:
- Dùng một thìa mật ong cùng với một ly sữa ấm mỗi ngày
- Uống trà hoa cúc hoặc trà gừng
- Ăn hạnh nhân giúp cải thiện tiêu hóa
- Uống nước dừa vì tính chất trung hòa axit tự nhiên của nó
- Ăn nhiều rau cải, trái cây và đậu
- Bổ sung các loại vitamin cần thiết như: Vitamin B, C, và canxi
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị đau ngực phải làm sao? Bà bầu bị đau ngực có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị đau ngực.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị nhiệt miệng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ho phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp