Bà bầu bị điện giật phải làm sao?
Bị điện giật trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ. Đây là hiện tượng khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy băn khoăn, lo lắng. Trên thực tế, cơ thể của con người được cho là một chất dẫn điện khá tốt, vì vậy, khi tiếp xúc trực tiếp với dòng điện, con người có thể bị điện giật. Đối với mẹ bầu, bị điện giật khi mang thai có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như cường độ dòng điện, trạng thái của mẹ bầu. Vậy bà bầu bị điện giật phải làm sao?
Bà bầu bị điện giật là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên đề phòng, đảm bảo an toàn các thiết bị điện trong nhà. TRong trường hợp nặng mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị điện giật
Mẹ bầu bị điện giật do một vài nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Thiết bị hoặc dụng cụ điện trong gia đình bị hỏng
- Vừa sạc thiết bị điện tử vừa dùng
- Dây dẫn điện bị mòn, bị hư hại hoặc bị bong ra do sử dụng quá lâu.
- Thiết bị điện bị tiếp xúc với nước dẫn tới hiện tượng rò điện.
- Hệ thống dây điện trong nhà bị hư hoặc bị gắn sai
- Dây điện bị rớt xuống nhưng chưa ngắt nguồn điện
Những tình trạng bị điện giật thường gặp ở bà bầu
Các mẹ bầu bị điện giật thường có những dấu hiệu triệu chứng sau
- Cảm thấy đau rát tại nơi tiếp xúc trực tiếp với dòng điện
- Bụng bầu bị gò, căng cứng…
- Mạch yếu, không đều, đôi khi không có mạch
- Bỏng nhẹ là dấu hiệu thường thấy khi bị điện giật nhẹ, đặc biệt ở chỗ tiếp xúc điện và truyền điện.
Cách khắc phục cho bà bầu bị giật điện
Một số cách khắc phục tình trạng bị điện giật khi mang thai mẹ bầu cần chú ý như:
- Không chạm vào ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy khi chưa ngắt nguồn điện.
- Dùng các loại dây dẫn có vỏ bọc cách điện và có tiết diện đủ lớn để tránh hiện tượng quá tải gây chạm chập, phát hỏa trong nhà.
- Không sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện, đồ dùng điện có chất lượng kém vì các thiết bị này có lớp cách điện không tốt dễ gây chạm chập, rò điện
- Không đóng cầu dao hoặc aptomat, bật công tắc điện khi tay ướt, chân không mang dép và đứng nơi ẩm ướt.
- Sửa chữa, thay thế các thiết bị điện, đồ dùng điện, cầu dao điện, aptomat, công tắc, ổ cắm điện… bị hư hỏng để tránh điện giật khi chạm vào.
- Không đặt các thiết bị điện phát nhiệt ở gần các đồ vật dễ bị cháy nổ
- Để hạn chế tối đa điện giật khi thiết bị điện bị rò điện ra vỏ cần nối đất vỏ kim loại các thiết bị điện trong nhà như vỏ tủ lạnh, vỏ máy nước nóng, máy giặt, vỏ máy bơm nước…
Bà bầu bị điện giật có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị điện giật sẽ khiến dòng điện truyền đến tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó có tử cung và thai nhi. Tuy nhiên, tác động của dòng điện đối với thai nhi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cường độ dòng điện, thời gian bị điện giật và trạng thái của bà bầu (đứng, nằm, ngồi). Nếu luồng điện đi từ trên xuống sẽ nguy hiểm hơn luồng điện đi từ dưới lên.
Nếu dòng điện nhẹ và thời gian tiếp xúc với dòng điện ngắn thì bị điện giật khi mang thai sẽ không gây ảnh hưởng gì tới thai nhi. Ngược lại, với dòng điện mạnh, thời gian tiếp xúc lâu… thì rất có thể sẽ gây hại cho thai nhi, nghiêm trọng hơn là tính mạng người mẹ.
Bà bầu bị điện giật cần đến bác sĩ ngay nếu:
- Vết bỏng nặng.
- Hoảng sợ
- Khó thở
- Vấn đề về nhịp tim (rối loạn nhịp tim)
- Ngừng tim.
- Đau cơ và co thắt.
- Động kinh.
- Mất ý thức.
- Xuất hiện vết bỏng đáng chú ý trên da;
- Rơi vào tình trạng bất tỉnh;
- Bị tê, ngứa ran hay gặp phải những vấn đề liên quan đến thị giác, thính giác hay giao tiếp;
- Nạn nhân đang mang thai trên 20 tuần thai kỳ, đưa đi cấp cứu nếu gặp bất kì tình trạng điện giật nào
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị điện giật phải làm sao? Bà bầu bị điện giật có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị điện giật.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị nhiệt miệng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ho phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp