Bà bầu bị giảm bạch cầu phải làm sao?
Các tế bào trong hệ thống miễn dịch là các tế bào màu trắng. Chúng che chắn cơ thể chống lại và tiêu diệt bất kỳ yếu tố nào có thể gây hại cho cơ thể. Khoa học được gọi là bạch cầu, những tế bào này được tìm thấy trên khắp cơ thể. Sự tăng hay giảm của các tế bào bạch cầu sẽ dẫn đến những thay đổi trong cơ thể. Đây là một yếu tố quan trọng gây ra sự mất cân bằng và suy yếu miễn dịch của mẹ bầu trong thai kỳ. Vậy bà bầu bị giảm bạch cầu phải làm sao?
Xét nghiệm bạch cầu là cách để phát hiện tình trạng giảm bạch cầu chính xác nhất. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để bác sĩ có tể tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời trước khi chứng giảm bạch cầu gây hại cho mẹ bầu hoặc thai nhi
Số lượng tế bào bạch cầu bình thường khi mang thai?
Tổng số tế bào bạch cầu ở phụ nữ không mang thai trung bình là từ 4.500 – 11.000 / mm³. Khi mang thai, số lượng tối thiểu được duy trì là 6000 /mm³. Trong ba tháng cuối thai kỳ, 12000-18000/mm³ được coi là bình thường.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị giảm bạch cầu?
Một số nguyên nhân có thể làm giảm bạch cầu khi mang thai:
- Nhiễm virus: Các virus cấp tính như cảm lạnh hoặc cảm cúm có thể làm giảm bạch cầu tạm thời. Trong thời gian ngắn, nhiễm virus có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất tế bào bạch cầu trong tủy xương.
- Do các yếu tố về tế bào máu và xương như thiếu máu, lá lách hoạt động quá mức,v.v… có thể làm giảm bạch cầu.
- Ung thư và các bệnh bạch cầu có thể làm tổn thương tủy xương, dẫn đến giảm bạch cầu.
- Mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, lao.
- Rối loạn tự miễn dịch: khi cơ thể không nhận ra được các tế bào của mình và bắt đầu tấn công chúng
- Suy dinh dưỡng: thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất như vitamin B1, kẽm,v.v…
- Qua trình điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, cấy ghép tủy xương làm ức chế quá trình sản xuất bạch cầu
- Do sử dụng một số loại thuốc như: trầm cảm, kháng sinh,v.v…
Triệu chứng khi bà bầu bị giảm bạch cầu
Giảm bạch cầu thường không có triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, khi bạch cầu giảm sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể khiến cơ thể dễ bị bệnh và nhiễm trùng hơn. Các triệu chứng khi bị nhiễm trùng là:
- Sốt
- Ra mồ hôi
- Ớn lạnh
Phương pháp điều trị chứng giảm bạch cầu ở bà bầu
Trường hợp bà bầu bị thiếu bạch cầu nhẹ chỉ cần chú ý nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên trong trường hợp nặng hơn thì cần dựa vào nguyên nhân để điều trị. Vì thế kiểm tra sức khỏe định kỳ, và làm xét nghiệm bạch cầu để bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp trị phù hợp là điều cần thiết.
Bà bầu bị giảm bạch cầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Việc giảm số lượng các tế bào bạch cầu có thể làm suy yếu cơ thể của mẹ bầu khiến mẹ bầu dễ bị mắc các bệnh lây nhiễm hơn. Ngoài ra sự xuất hiện của các khối u ác tính trong cơ thể mẹ cũng có thể dẫn đến hiện tượng giảm bạch cầu. Khi mang thai, bất kỳ một bệnh nào cũng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của người mẹ cũng như ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, nếu cơ thể mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và sự phát triển của thai nhi sau này.
Lưu ý an toàn cho bà bầu bị giảm bạch cầu
Những lưu ý giúp bà bầu kiểm soát số lượng bạch cầu:
- Bà bầu được khuyên nên tập yoga và thiền để giảm stress
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có thể khiến mẹ bầu bị dị ứng
- Chăm sóc cơ thể thật tốt và cẩn thận nhiễm trùng
- Uống từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày
- Cân bằng hàm lượng muối trong nấu ăn
- Không ăn quá cay
- Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh
- Bổ sung chất vitamin B1 và kẽm qua các thực phẩm như ngũ cốc, thịt, cá,v.v…
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị giảm bạch cầu phải làm sao? Bà bầu bị giảm bạch cầu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị giảm bạch cầu.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị nhiệt miệng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ho phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp