Bà bầu bị khô da phải làm sao?
Trong suốt thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ bầu phải trải qua rất nhiều thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài. Trong đó sự thay đổi về da được thể hiện rõ rệt nhất. Bà bầu bị khô da mặt, bà bầu bị khô da tay, mang bầu bị tróc da tay,…là những tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai.
Bà bầu bị khô da được khuyên đến gặp bác sĩ và không được tự ý sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, mẹ bầu hãy sử dụng nước ấm thay vì nước quá nóng hoặc lạnh, uống đủ nước, hạn chế dùng mỹ phẩm, nên sử dụng các loại dầu gội, sữa rửa mặt và sữa tắm ít bọt.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị khô da
1. Mẹ bầu bị thiếu nước
Giai đoạn thai kỳ, phụ nữ mang thai cần lượng nước nhiều hơn so với bình thường để cải thiện lượng máu và truyền oxy. Do đó, nếu không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, bà bầu sẽ bị khô da, da nứt nẻ, thiếu sức sống.
2. Thời tiết thay đổi
Những thay đổi về nhiệt độ và thời tiết, như độ ẩm và luồng không khí, cũng có thể dẫn đến khô da. Điều này thường xảy ra trong mùa hè.
3. Sự thay đổi của hormone
Mức độ dao động của hormone trong thai kỳ có thể làm suy yếu hoặc làm hỏng hàng rào thủy phân bảo vệ bề mặt da. Điều này có thể dẫn đến sự bốc hơi nước từ cơ thể, là nguyên nhân dẫn đến khô da ở bà bầu.
Phụ nữ mang thai da thường bị dầu nên các mẹ có thói quen rửa mặt nhiều. Làm sạch hoặc rửa da quá mức có thể làm suy yếu rào cản và làm khô da của bạn. Do đó, bà bầu lưu ý không nên rửa mặt nhiều quá nhé.
4. Thiếu vitamin A
Thiếu vitamin A trong chế độ ăn uống khi mang thai có thể dẫn đến khô và bong tróc da. Do đó, các bác sĩ khuyên bà bầu nên tiêu thụ thực phẩm giàu dinh dưỡng trong khi mang thai.
5. Sự phát triển của thai nhi
Thai nhi càng lớn thì bụng mẹ phải càng to và căng ra để bảo bọc thai nhi. Bụng to kéo theo căng da, da căng cũng có thể dẫn đến tình trạng khô và bong da. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ là tạm thời và có thể được điều trị dễ dàng.
Dấu hiệu bà bầu bị khô da
Phụ nữ mang thai bị khô da thường có những biểu hiện sau:
Da khô ráp, sần, cứng khi sờ vào.
Cảm giác ngứa ngáy.
Có những vết nứt sâu, có thể có chảy máu.
Xuất hiện các vệt hoặc các đường nứt mỏng.
Da chuyển màu xám tro
Cảm giác da bị bó sát, đặc biệt thể hiện rõ khi tắm
Nổi mẩn đỏ
Ngứa
Đóng vẩy, nặng hơn có thể bong da
5 cách trị khô da an toàn cho bà bầu
1. Đến gặp bác sĩ và không được tự ý dùng thuốc
Bà bầu bị khô da nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để được giúp đỡ. Nếu tình trạng khô da ở phụ nữ mang thai kéo dài, hoặc đi kèm các biểu hiện xấu như nứt nẻ, chảy máu,…thì hãy đến gặp bác sĩ ngày lập tức.
Mẹ bầu cũng lưu ý không được tự ý sử dụng thuốc, dù thuốc uống hay thuốc bôi. Vì những thành phần trong thuốc đôi khi phù hợp với người bình thường, nhưng với bà bầu thì lại có khả năng gây kích ứng.
2. Dùng nước ấm
Phụ nữ mang thai bị khô da nên sử dụng nước ấm để tắm hoặc rửa mặt. Tránh sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây tổn thương càng nặng cho da. Nước nóng sẽ làm thất thoát chất bã nhờn, làm cho da thêm bị khô và nứt nẻ.
3. Uống đủ lượng nước
Nước là thành phần rất quan trọng, có tác dụng giúp làn da được căng, mịn và sáng. Bà bầu uống đủ nước giúp loại bỏ các độc tố bên trong, cung cấp độ ẩm cho da. Bên cạnh đó nước còn tạo điều kiện cho quá trình trao đổi chất, giúp cho quá trình chăm sóc da được thuận tiện hơn.
4. Hạn chế dùng mỹ phẩm
Giai đoạn mang thai bà bầu hãy cố gắng hạn chế sử dụng mỹ phẩm. Đặc biệt là những mỹ phẩm có hương thơm, chất tạo mùi. Những loại mỹ phẩm này có thể gây kích ứng da, làm mẩn ngứa, tạo mụn nhọt hay làm vấn đề khô da ở mẹ bầu trở nên nặng hơn.
5. Dùng sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội ít bọt
Những loại sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội ít bọt, không chất tẩy nhiều sẽ an toàn và tốt cho da hơn. Phụ nữ có bầu bị khô da có thể sử dụng các loại dầu dội, sữa tắm, sữa rửa mặt có chiết xuất từ thảo mộc, dược liệu tự nhiên để bảo vệ làn da được tốt nhất.
Bà bầu bị khô da có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Ở tình trạng phụ nữ có bầu bị khô da nặng, vết khô da nổi mụn ngứa gây cảm giác đau nhức hoặc thậm chí chảy máu sẽ đem đến những đau đớn và khó chịu cho mẹ bầu. Nhưng cơn đau nhức ấy sẽ khiến mẹ ăn ngủ không ngon giấc, cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Cơ thể mẹ không khỏe dẫn đến sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch suy giảm sẽ không đủ khả năng bảo vệ thai nhi khỏi những yếu tố bất lợi.
Thai nhi không được bảo vệ tốt sẽ ốm yếu, khả năng bà bầu sinh non cũng rất cao. Trẻ sinh ra sẽ nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn, phát triển cũng chậm hơn so với những em bé khác. Về lâu dài có thể xảy ra tình trạng suy dinh dưỡng, khả năng nhận thức chậm và kém,…
Da khô cũng là tình trạng cảnh báo cơ thể bị thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dưỡng chất mới có thể mang lại cho em bé sự phát triển khỏe mạnh và an toàn nhất.
Lưu ý khi bà bầu bị khô da
1. Bà bầu bị khô da nên ăn gì?
Những thực phẩm phụ nữ mang thai bị khô da nên ăn:
- Rau xanh: cải bắp, bông cải xanh, cà chua, cà rốt ngó sen, cần tây,…
- Trái cây: dâu tây, dưa hấu, anh đào, cam, bưởi, bơ, thanh long, chuối, táo,…
- Cá: cá hồi, cá trích, cá mòi,…
- Ngũ cốc
- Nha đam
- Dưa leo
- Trứng
- Khoai lang
- Các loại hạt: mè đen, hạt vừng, đậu phộng, hạt điều, đậu Hà Lan, đậu nành, đậu cô ve,…
- Uống nhiều nước (1,5-2 lít nước/ngày).
2. Bà bầu bị khô da không nên ăn gì?
Mẹ bầu bị khô da kiêng ăn uống những gì:
- Thực phẩm chiên rán, chứa nhiều dầu mỡ.
- Thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị.
- Thức uống có chất kích thích: rượu, bia, cà phê.
- Không ăn, uống các thực phẩm nguội, lạnh, ướp đá.
- Không dùng những thực phẩm gây dị ứng (tùy cơ địa mỗi người).
- Thực phẩm lên men, muối chua.
- Các loại mắm tôm, mắm nêm, mắm ruốc.
- Thức ăn nhanh. thức ăn đóng hộp.
3. Bà bầu bị khô da kiêng gì?
Mẹ bầu bị khô da nên kiêng những điều sau để tránh tình trạng bệnh thêm nặng:
- Tiếp xúc với thú cưng, động vật.
- Tránh những nơi nhiều khói, bụi bẩn, ẩm mốc.
- Không tắm quá lâu.
- Không rửa mặt quá nhiều.
- Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Cũng không ăn mặc phong phong khi trời trở gió.
- Không tiếp xúc với chất tẩy.
- Không ở trong môi trường có máy lạnh, gió quạt quá lâu.
4. Bà bầu bị khô da cần đến gặp bác sĩ ngay nếu
Phụ nữ có thai bị khô da cần đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp các tình trạng sau:
- Cảm giác ngứa ngáy.
- Có những vết nứt sâu, có thể có chảy máu.
- Xuất hiện các vệt hoặc các đường nứt mỏng.
- Nổi mẩn đỏ, ngứa.
- Tình trạng khô da kéo dài, gây nhiều bất lợi cho sinh hoạt hàng ngày.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị khô da phải làm sao? Bà bầu bị khô da có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị khô da.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Danh sách từ khóa bà bầu bị khô da đặc biệt quan tâm:
- Bà bầu bị tróc da quanh miệng.
- Mặt nạ da khô cho bà bầu.
- Mang bầu bị tróc da tay.
- Kem nẻ cho bà bầu.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị huyết áp thấp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị hôi miệng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhiệt miệng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp