Bà bầu bị khô miệng phải làm sao?
Bị khô miệng khi mang thai là một trong nhiều triệu chứng của thai kỳ. Chúng ta cần nước bọt để làm ẩm và làm sạch miệng. Nước bọt cũng giúp tiêu hóa thức ăn của và ngăn ngừa vi khuẩn và nấm trong miệng. Nước bọt giữ cho miệng ẩm nhưng khi cơ thể không sản xuất đủ nước bọt, miệng sẽ bị khô và khó chịu. Khô miệng xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, dẫn đến một số thay đổi hóa học. Khô miệng thường xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ và nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Nếu bà bầu bị khô miệng có thể dẫn đến nghẹt mũi, đau đầu, vị kim loại trong miệng, môi nứt nẻ, v.v… Vậy bà bầu bị khô miệng phải làm sao?
Mặc dù bà bầu bị khô miệng là vấn đề nhỏ giữa các vấn đề thai kỳ khác, mẹ bầu không nên bỏ qua nó. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe
Triệu chứng khô miệng khi mang thai
Nếu phụ nữ bị khô miệng khi mang thai có thể gặp những triệu chứng sau đây.
- Thay đổi khẩu vị
- Cảm giác nóng rát trong miệng hoặc cổ họng
- Sâu răng
- Khô bên trong mũi
- Đau họng
- Có thể gặp khó khăn khi nói
- Khàn giọng
- Cảm giác nóng bừng
- Khó tiêu
Hậu quả của việc bị khô miệng khi mang thai ba tháng đầu của thai kỳ
Bị khô miệng trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau. Nếu miệng mẹ bầu cảm thấy khô thì lưỡi có thể chuyển sang màu trắng nhạt khi thức dậy vào buổi sáng. Nó xảy ra do mất nước do đi vệ sinh quá nhiều hoặc nôn mửa trong ba tháng đầu. Bị khô miệng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và khiến bà bầu khó chịu. Vì nước bọt dùng để làm trôi thức ăn còn sót lại và giảm nguy cơ vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng. Nên nếu miệng của mẹ bầu không sản xuất đủ nước bọt, nó có thể dễ dàng dẫn đến các vấn đề về răng và nướu như viêm nướu, mảng bám và sâu răng.
Nguyên nhân bà bầu bị khô miệng
Hầu như tất cả phụ nữ mang thai đều bị khô miệng. Một số nguyên nhân có thể gây khô miệng bao gồm:
1. Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Khô miệng là tác dụng phụ phổ biến của một số loại thuốc. Mặc dù vấn đề này có thể gây khó chịu, nhưng mẹ bầu không được ngừng dùng thuốc đã được kê khi mang thai, trừ khi bác sĩ đồng ý.
2. Mất nước
Ngay cả khi đã uống đủ tám ly nước thường xuyên hàng ngày, mẹ bầu vẫn có thể thấy mình bị mất nước. Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ cần nhiều nước hơn để giữ sức khỏe cho bản thân cũng như sự phát triển của em bé.
3. Tăng lượng máu
Lượng máu lưu thông trong cơ thể người phụ nữ tăng lên khi mang thai, với thể tích cực đại của nó cao hơn khoảng năm mươi phần trăm so với phụ nữ không mang thai. Khi lượng máu trong cơ thể bạn tăng lên, thận của bạn sẽ làm việc quá giờ, do đó làm tăng tỷ lệ đi tiểu và dẫn đến mất nước, có thể gây khô miệng.
4. Tăng tỷ lệ trao đổi chất
Các hoạt động tế bào như sản xuất năng lượng, tiêu hóa thức ăn,v.v… sẽ tăng mạnh trong những tháng thai kỳ. Do đó, cơ thể phụ nữ phải sử dụng nhiều nước trong cơ thể. Nếu không được bổ sung đủ nước, bà bầu có thể bị khô miệng.
5. Bệnh tưa miệng
Bệnh tưa miệng là sự phát triển quá mức của loại nấm Candida albicans. Tất cả mọi đều có số lượng nhỏ loại nấm này trong miệng, nhưng nếu hệ thống miễn dịch không hoạt động bình thường, nó có thể trở nên tồi tệ hơn. Bệnh tưa miệng có thể gây ra cảm giác khô trong miệng của bà bầu.
Các biến chứng liên quan đến việc bị khô miệng là gì?
Nếu phụ nữ bị khô miệng khi mang thai, nó có thể là cảnh báo sự ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Khô miệng cũng có thể là dấu hiệu của:
1. Bệnh tiểu đường thai kỳ
Đôi khi, ngay cả bệnh tiểu đường thai kỳ cũng có thể là lý do đằng sau tình trạng khô miệng. Điều này có thể là do sự gia tăng lượng đường và làm giảm lượng nước trong cơ thể bạn bằng cách khiến bạn đi tiểu thường xuyên. Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, bạn có thể cảm thấy khát nước, đau rát ở miệng, môi nứt nẻ, v.v…
2. Thiếu máu
Nếu khô miệng đi kèm với một số triệu chứng khác như khô họng, vết cắt ở khóe môi và cảm giác nóng rát ở lưỡi, thì đó có thể là dấu hiệu thiếu máu và cần điều trị ngay lập tức. Nếu mẹ bầu gặp những triệu chứng này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa ngay lập tức.
3. Tăng huyết áp
Nếu bà bầu bị khô miệng và đau đầu, có thể là do huyết áp tăng đột ngột. Tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé. Tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.
Cách điều trị khô miệng khi mang thai
Bị khô miệng khi mang thai không có cách cụ thể để kiểm soát. Điều quan trọng là quan tâm đến các lý do gây khô miệng ngay từ đầu. Biện pháp tốt nhất cho chứng khô miệng là uống ít nhất hai đến ba lít nước mỗi ngày. Điều này sẽ ngăn mẹ bầu khỏi việc mất nước và làm giảm khả năng bị khô miệng.
- Uống nước thường xuyên; giữ một chai nước tiện dụng để uống nước đều đặn.
- Cố gắng thở bằng mũi mọi lúc, ngay cả trong khi ngủ, để chắc chắn rằng nước không bay hơi từ miệng.
- Mẹ bầu cũng có thể chăm sóc da mặt bằng hơi nước; hít vào hơi nóng trong khoảng hai mươi phút mỗi ngày. Điều này sẽ ngăn khô từ bên trong.
- Tránh tiêu thụ rượu hoặc cà phê trong khi mang thai vì chúng có thể gây mất nước.
- Tránh hút thuốc lá trong khi mang thai
- Bà bầu có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ
- Nhai kẹo cao su (tốt nhất là không đường) vì tác động của việc nhai kích thích sản xuất nước bọt.
- Thực hành vệ sinh răng miệng tốt. Đánh răng và xỉa răng vào buổi sáng, tối và sau mỗi bữa ăn. Mặc dù nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng biện pháp phòng ngừa này là rất cần thiết để bảo vệ răng miệng.
- Uống nước dừa non. Nó rất giàu vitamin và khoáng chất.
- Thực hiện theo chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, đầy đủ với rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và thịt nạc
- Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều natri vì nó có thể dẫn đến mất nước từ cơ thể.
Bà bầu bị khô miệng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đôi khi, thiếu nước chính là nguyên nhân dẫn đến khô miệng trong thai kỳ. Việc mẹ bầu bị mất nước gây nhiều ảnh hưởng đến thai nhi như là dị tật bẩm sinh, thiếu nước ối hoặc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Ngoài ra, việc cơ thể bà bầu không sản xuất đủ lượng nước bọt có thể gây ra các vấn đề về răng nướu. Sâu răng hay viêm nưới sẽ làm tăng khả năng sảy thai và sinh non gấp 2-3 lần so với bình thường. Vì vậy, mẹ bầu cần tăng lượng nước hằng ngày để giữ cho thai nhi an toàn.
Lưu ý cho bà bầu bị khô miệng
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức nếu bà bầu bị khô miệng kèm theo các triệu chứng như:
- đau đầu
- cảm giác nóng rát trong khoang miệng
- cực kỳ mệt mỏi
- khát nước cấp tính, tiêu chảy
- buồn nôn
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị khô miệng phải làm sao? Bà bầu bị khô miệng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị khô miệng.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị nhiệt miệng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ho phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp