Bà bầu bị mất ngủ phải làm sao?
Bị mất ngủ ở bà bầu trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ. Trong giai đoạn mang thai, hầu hết các mẹ bầu đều bị rối loạn về giấc ngủ, trong đó hiện tượng mất ngủ chiếm 90%. Đặc biệt , ở giai đoạn đầu của thai kỳ, thông thường các mẹ bầu sẽ ngủ nhiều hơn do sự thay đổi của cơ thể khi phải tăng cường độ huy động máu và oxy để tạo nhau thai nuôi dưỡng bào thai. Vậy bà bầu bị thiếu sắt phải làm sao?
Bà bầu bị mất ngủ là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên suy nghĩ quá nhiều ảnh hưởng đến tâm lý, giảm căng thẳng, stress.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị mất ngủ
Bà bầu bị mất ngủ do một vài nguyên nhân chủ yếu sau đây:
1. Tâm lý căng thẳng
Tình trạng này xảy ra do trong quá trình mang thay các hormone trong cơ thể mê sẽ thay đổi. Sự xuất hiện hormone progesterone khiến tâm trạng người mẹ trở nên nhạy cảm, thất thường, dễ cảm thấy lo âu hay tức giận. Ngoài ra, những lo lắng về cuộc sống hàng ngày như sự phát triển của con, những kế hoạch sau khi sinh con, các mối quan hệ gia đình – xã hội cũng có thể ảnh hưởng tới tâm lý của mẹ bầu
Vì vậy, phụ nữ trong thời gian mang thai nên chú ý giữ tâm trạng thoải mái, thư giãn. Trong trường hợp cảm thấy không vui vì vấn đề gì đó thì nên tâm sự, chia sẻ với bạn bè và gia đình để được giải tỏa.
2. Vấn đề về tiêu hóa
Bà bầu bị mất ngủ do các vấn đề về tiêu hóa. Đến những 3 tháng cuối của thai kỳ, thai nhi ngày càng phát triển khiến dạ dày bị chèn ép, khiến cho thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản. Thêm vào đó, hệ tiêu hóa của người mẹ lúc này cũng hoạt động kém hơn dẫn đến tình trạng thức ăn bị ứ đọng tại dạ dày lâu, gây ra các triệu chứng khó tiêu, ợ nóng, táo bón.
Ngoài ra, nếu bổ sung quá nhiều dưỡng chất trong thời gian mang thai khiến cho cơ thể mẹ bầu không hấp thụ hết chất dinh dưỡng gây tồn đọng, cùng với sự thay đổi hormone khi mang thai kết hợp với những vấn đề về tiêu hóa nói trên khiến cho người mẹ xuất hiện chứng mấ ngủ.
3. Đi tiểu nhiều lần trong đêm và tăng lượng urê
Khi mang thai, thận phải làm việc thêm 30 – 50% để lọc thêm khối lượng máu, điều này làm lượng urê tăng vọt và bàng quang cũng chứa nhiều nước tiểu hơn. Hơn thế nữa, dạ con ngày càng lớn, chèn ép lên bàng quang khiến mẹ bầu khó chịu và phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu, kể cả ban đêm.
4. Vấn đề về hô hấp
Thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai khiến hơi thở của người mẹ trở nên chậm và sâu, dẫn đến cảm giác hít thở khó khăn. Bước sang những giai đoạn sau, khi dạ con xâm lấn và chèn ép cơ hoành, cản trở hoạt động của cơ hoành khiến thai phụ càng cảm thấy khó thở hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mẹ bầu cần phải thở nhiều hơn để lấy đủ oxy cung cấp cho cơ thể, từ đó dẫn đến bà bầu bị mất ngủ.
Dấu hiệu bà bầu bị mất ngủ
Các mẹ bầu bị mất ngủ thường có những dấu hiệu triệu chứng sau:
Khó đi vào giấc ngủ
Khó thở
Cảm thấy nóng bức, khó chịu
Ngủ trễ dậy sớm
Dậy nhưng vẫn mệt mỏi, thiếu ngủ
Tỉnh dậy nhiều lần trong đêm
Suy nghĩ quá nhiều, lo âu
Cách khắc phục cho bà bầu bị mất ngủ
1. Thư giãn trước khi ngủ
Mẹ bầu nên nghe nhạc nhẹ trước khi ngủ để có giấc ngủ êm ái. Chọn đồ ngủ với chất liệu cotton rộng rãi thoải mái. Ngâm chân nước nóng trước khi ngủ cũng giúp lưu thông máu huyết và làm cho mẹ dễ ngủ hơn.
2. Chọn tư thế ngủ thích hợp
Kê gối cao đầu khi ngủ để hạn chế sự khó chịu do hệ tiêu hóa gây ra.
Tư thế ngủ khi mang thai tốt nhất là nằm nghiêng về bên trái, giúp lượng máu đến thai nhi dễ dàng hơn. Mẹ bầu có thể kê gối hoặc khăn ở bụng để đỡ bớt phần nào áp lực.
3. Tránh căng thẳng, stress
Giữ cho tâm lý luôn trong tình trạng thoải mái, dễ chịu.. Mẹ bầu không nên suy nghĩ nhiều hoặc suy nghĩ tiêu cực về những những gánh nặng, lo toan trong cuộc sống. Việc căng thẳng thường xuyên rất nguy hiểm ở mẹ bầu, có thể khiến các mẹ bị trầm cảm sau sinh.
4. Chế độ ăn uống
Bà bầu nên hạn chế tối đa đồ uống chứa chất kích thích và không dùng chúng trước giờ đi ngủ. Không ăn tối quá no và nên ăn trước khi ngủ từ 2-3 tiếng để cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn và tránh mất ngủ khi mang thai. Mỗi ngày các mẹ nên uống 8 ly nước lọc để giảm các cơn đau và những triệu chứng khó chịu khác
5. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục đều đặn khi mang thai sẽ giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Bà bàu có thể đi bộ 30p mỗi ngày hoặc tập Yoga. Từ đó, bà bầu sẽ dễ ngủ và ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, bà bầu nên tránh tập thể dục mạnh trong vòng bốn giờ trước khi đi ngủ.
Bà bầu bị mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mất ngủ không ảnh hưởng nguy hiểm của mẹ bầu và thai nhi. Sức khỏe của bé chỉ bị ảnh hưởng khi hoạt động hằng ngày của mẹ bị ảnh hưởng bởi chứng mất ngủ, chẳng hạn như kiệt sức, biếng ăn, mệt mỏi, nhức đầu… Từ đó, dẫn đến chứng thiếu máu ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, các chuyên gia cảnh báo rằng mẹ bầu ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày trong tháng cuối thai kỳ sẽ có nguy cơ sinh mổ cao hơn hoặc chuyển dạ lâu hơn.
Một số lưu ý cho bà bầu bị mất ngủ
Bà bầu bị mất ngủ nên ăn gì?
Theo một vài chuyên gia chia sẻ, bà bầu bị mất ngủ nên bổ sung số loại thực phẩm như:
- Cá
Cá chứa nhiều tryptophan, giúp xoa dịu thần kinh, làm giảm cảm giác căng thẳng và mang đến giấc ngủ sâu. Các loại cá hồi, cá ngừ, cá bơn,… là thực phẩm tốt cho mẹ bầu
- Tâm sen
Tâm sen có vị đắng, tính hàn được dùng để chữa bệnh mất ngủ. Cách dùng đơn giản nhất là pha nước uống như trà. Giúp mẹ bầu ngủ sâu giấc mà không có tác dụng phụ đến bé
- Củ sen
Củ sen chứa nhiều vitamin, trong đó vitamin B6 là một chất quan trọng trong việc tổng hợp hóa học tác động đến việc kiểm soát căng thẳng, lo lắng. Các mẹ có thể hầm chung với chân giò, sẽ bổ dương hơn
- Hạnh nhân
Magie và can-xi có trong hạnh nhân là hai khoáng chất cần thiết cho một giấc ngủ sâu. Mẹ bầu có thể buổi tối sẽ giúp cơ thể chống đói và có giấc ngủ sâu hơn
- Chuối
Chuối chứa nhiều vitamin và có tác dụng giải phóng năng lượng. Ăn một quả chuối chín vào buổi tối sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thư giãn và ngủ ngon hơn
Bà bầu bị mất ngủ không nên ăn gì?
Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm:
- Không ăn những thực phẩm khó tiêu hóa vào buổi tuối
- Hạn chế ăn nhiều đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ
- Hạn chế các loại đồ uống như cà phê, nước ngọt, bia, rượu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị mất ngủ phải làm sao? Phụ nữ mang thai bị mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị mất ngủ.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị nhiệt miệng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ho phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp