Bà bầu bị mọc nốt ruồi phải làm sao?
Nốt ruồi là những mảng màu xám, đen hoặc đốm lành tính trên da. Những mảng màu này được hình thành do sự tập hợp của các tế bào melanocyte (tế bào biểu bì tạo hắc tố). Những tế bào này là yếu tố quyết định màu da của mỗi người. Những nốt ruồi tưởng chừng như chỉ xuất hiện ngẫu nhiên. Nhưng thực chất thì nó có khả năng di truyền và được di truyền từ cha mẹ. Nốt ruồi có thể có những hình dạng, kích thước bất kỳ và có số lượng ngẫu nhiên, dao động từ 10 đến 100. Chúng có thể phẳng hoặc phồng, thô hoặc nhẵn và một số có thể có lông nữa. Vậy bà bầu bị mọc nốt ruồi phải làm sao?
Bà bầu bị mọc nốt ruồi là tình trạng có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo không nên chủ quan và nên khám định kỳ thường xuyên để khắc phục hiểu quả tình trạng này.

Nguyên nhân bà bầu bị mọc nốt ruồi
Trong quá trình mang thai, sẽ có rất nhiều sự thay đổi. Mẹ có thể xuất hiện nhiều nốt ruồi mới trên cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng và ngực. Đồng thời, những nốt ruồi cũ trên cơ thể cũng trở nên tối màu và phát triển to ra nhiều hơn. Tuy nhiên, chính điều này khiến cho các chị em phụ nữ mang thai băn khoăn không biết rằng liệu đây có phải là dấu hiệu bất thường hay không.
Theo lời khuyên của các chuyên gia thì mẹ bầu không cần phải quá lo lắng vì:
- Sự thay đổi này thường lành tính, xảy ra do sự thay đổi hormone và cấu trúc cơ thể của mẹ bầu.
- Hầu hết các nốt ruồi mới hình thành trong thời gian mang thai sẽ biến mất sau khi sinh, những nốt ruồi này thường mọc đối xứng nhau.
- Nếu quan sát thấy các nốt ruồi không đối xứng trên cơ thể thay đổi màu sắc và hình dạng quá thường xuyên thì mẹ bầu nên đến bệnh viện da liễu để khám và tìm ra nguyên nhân.
Dấu hiệu bất thường bà bầu bị mọc nốt ruồi nên đi khám
Một số triệu chứng về nốt ruồi dưới đây phải được khám chuyên khoa để loại trừ ung thư tế bào sắc tố
Không đối xứng
Bờ không đều
Màu sắc không thuần nhất
Tăng kích thước
Bà bầu bị mọc nốt ruồi khi nào thì có hại ?
Theo các chuyên gia thì hầu hết các nốt ruồi đều vô hại và lành tính. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp những nốt ruồi lành tính này có thể thay đổi và phát triển thành ung thư hắc tố cực kỳ nguy hiểm.
- U ung thư hắc tố là một mảng tối màu (như nốt ruồi) phát triển rất nhanh.
- U ung thư có thể mới xuất hiện hoặc đã có từ lâu. Nó thường ngứa, chảy máu hoặc chuyển sang màu đỏ.
- Ung thư hắc tố có thể được điều trị ở giai đoạn đầu, vì khi đó, các khối u vẫn chỉ mới tồn tại trên bề mặt da.
- Nếu không được điều trị sớm, ung thư hắc tố có thể lan vào các lớp da sâu hơn. Cuối cùng nó có thể di căn khắp cơ thể.
Những triệu chứng để phát hiện nốt ruồi là khối u ác tính
- Hình dáng không đối xứng: Một nửa nốt ruồi là khác nhau
- Biên không đều: Nốt ruồi có đường viền không đều.
- Màu sắc: Nốt ruồi đã thay đổi màu sắc hoặc có nhiều hoặc nhiều màu hỗn hợp.
- Đường kính: Nốt ruồi trở nên lớn hơn – đường kính hơn 1/4 inch.
- Tiến hóa: Nốt ruồi luôn thay đổi kích thước, màu sắc, hình dạng hoặc độ dày.
Tẩy nốt ruồi khi mang thai có được không?
Mẹ bầu không nên tẩy nốt ruồi khi mang thai, vì chúng có thể có tác động đến sức khỏe thai nhi.
Nếu như những nốt ruồi của bạn nhạt màu, mới hình thành, có kích thước nhỏ, nốt ruồi không có chân bám sâu, để hạn chế màu và sự phát triển của các nốt ruồi, mà đảm bảo an toàn cho thai nhi, bạn có thể sử dụng chanh tươi, tỏi, hành tây, hoặc nghệ,… bôi lên nốt ruồi.
Tuy nhiên, cách dùng các nguyên liệu tự nhiên tẩy nốt ruồi tại nhà cũng có nhiều điểm cần lưu ý: Trong những nguyên liệu này có tính axit tự nhiên nên có thể gây bào mòn da, các nguyên liệu này không thể trị nốt ruồi đậm màu có chân,…
Bà bầu bị mọc nốt ruồi có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bất kỳ sự thay đổi nào của cơ thể cũng có thể là có lợi hoặc có hại cho mẹ bầu và những nốt ruồi cũng vậy. Chính vì thế nên, mẹ cần hết sức lưu ý và đi khám kịp thời để được điều trị nếu những nốt ruồi này có nguy cơ gây hại cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị mọc nốt ruồi phải làm sao? Bà bầu bị mọc nốt ruồi có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị mọc nốt ruồi.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị điện giật phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị viêm họng hạt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
Nguồn: Tổng hợp