Bà bầu bị ngã phải làm sao?
Bị ngã trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ bầu. Bị ngã khi mang thai có thể là điều mà không mấy ai hoàn toàn tránh được. Tuy nhiên, việc hiểu được những nguyên nhân và rủi ro có thể khiến mình bị trượt ngã cũng là cách tốt nhất để giúp mẹ bầu giảm thiểu nguy cơ. Vậy bà bầu bị ngã phải làm sao?
Bà bầu bị ngã là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên vệ chú ý đi lại, không vận động quá sức, đến ngay bác sĩ nếu bị ngã tác động mạnh.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị ngã
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới mẹ bầu tiểu khó khi mang thai:
1. Sự thay đổi trọng tâm của mẹ bầu
Đây có thể là kết quả của sự mất cân bằng đột ngột được tạo ra do việc tăng cân nhanh chóng trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
Thực hành yoga trước khi sinh và các bài tập luyện khác có thể là gợi ý tốt để giúp chuẩn bị cho sự thay đổi này.
2. Hormone khi mang thai
Việc mang thai gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể người mẹ. Một số hormone với vai trò làm thư giãn các khớp và dây chằng của mẹ bầu nhằm hỗ trợ cho tử cung trong thời kỳ mang thai.
Việc các khớp này giãn ra và thư giãn sẽ cho phép cơ thể mẹ bầu phân phối lại trọng lượng xung quanh vùng xương chậu để sự phát triển của bé cưng không bị cản trở và không gây tổn thương cho các khớp. Điều này có thể khiến các khớp thư giãn quá nhiều và dẫn đến việc dễ bị ngã.
3. Tình trạng viêm
Đây cũng được xem như một trong những “tác dụng phụ” phổ biến của quá trình mang thai, viêm được coi là nguyên nhân gây té ngã trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Điều này có thể giải thích rằng một vài hormone thai kỳ có thể gây sưng, viêm khắp cơ thể, đặc biệt là ở bàn chân của bạn. Do vậy, tình trạng này có thể gây ra sự đau đớn, mất thăng bằng ở người mẹ khiến mẹ bầu dễ bị té ngã hơn.
4. Cân bằng trọng lượng của cơ thể
Khi mang bầu, cơ thể bạn bắt đầu nhanh chóng tăng cân, phần lớn cân nặng tập trung về quanh vùng bụng. Điều này tạo ra sự mất cân bằng trong tư thế và phân bổ trọng lượng của cơ thể. Đây có thể là nguyên nhân dễ vấp ngã nhiều hơn.
5. Lượng đường trong máu và huyết áp
Sự dao động của lượng đường huyết trong máu, huyết áp, hệ thống miễn dịch suy yếu và tình trạng mất cân bằng nội tiết tố có thể làm cho mẹ bầu chóng mặt, gây ra những cú ngã nghiêm trọng.
Cách chăm sóc cho bà bầu bị ngã
Dưới đây là một số cách nhằm khắc phục tình trạng ngã ở mẹ bầu:
- Khi đi thang bộ hay thang máy, hãy bám vào thanh vịn để hạn chế té ngã
- Hãy yêu cầu giúp đỡ và nên vịn vào người thân hoặc bạn bè lúc di chuyển trên bề mặt trơn trượt hay gồ ghề
- Nghỉ ngơi sau khi vận động và đảm bảo bạn nghỉ ngơi đầy đủ để không bị mệt mỏi
- Ngâm chân nước nóng và muối đá để giúp giảm căng thẳng các cơ bắp và chống lại tình trạng viêm
- Sử dụng băng chống trượt hoặc thảm chống trượt trong phòng tắm và các khu vực khác có bề mặt ướt
- Tránh tuyệt đối mang vác vật nặng
- Chú ý quan sát khi đi bộ
- Hạn chế sử dụng cầu thang bộ càng nhiều càng tốt
- Nhờ chồng hoặc người thân xoa bóp bàn chân để giúp thư giãn cơ bắp
- Hãy theo dõi lượng đường trong máu và huyết áp của bạn. Nghỉ ngơi nếu đường huyết thấp và nên ăn một thứ gì đó để lấy lại sức trước khi đi bộ hay vận động tiếp.
Bà bầu bị ngã có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Việc bị ngã khi mang thai dù nhẹ hay nặng vẫn sẽ tác động đến sự phát triển thai nhi. Nhưng về cơ bản thì thai nhi trong bụng mẹ được bảo vệ trong một túi ối và tách biệt với bện ngoài bởi một tấm màn che mỏng và khoang bụng. Điều này góp phần giảm thiểu tối đa sự nguy hiểm khi mẹ bầu bị ngã. Tuy nhiên, trong những trường hợp bị ngã khi mang thai, mẹ bầu vẫn nên đến bác sĩ để tránh trường hợp xấu.
Bà bầu bị ngã nên gặp bác sĩ ngay nếu
Trong trường hợp bị ngã khi ở cuối giai đoạn 3 tháng giữa thai kì, hoặc ngã ở bất kỳ thời điểm nào trong 3 tháng cuối thai kì, hãy đi khám ngay lập tức. Bên cạnh đó, hãy tìm sự trợ giúp cấp cứu nếu:
- Thấy xuất hiện dấu hiệu của vỡ ối, và/hoặc xuất huyết âm đạo.
- Thấy đau bụng.
- Có các cơn co bóp tử cung.
- Không thể cảm nhận được chuyển động của thai nhi.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị ngã phải làm sao? Bà bầu bị ngã có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị ngã.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị điện giật phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị viêm họng hạt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
Nguồn: Tổng hợp