Bà bầu bị ngứa chân tay phải làm sao?
Ngứa chân tay là một trong những tình trạng phổ biến trong quá trình mang thai do sự thay đổi nội tiết gây ra. Bệnh thường xuất hiện trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ. Khi bị ngứa tay chân, vùng da bị ngứa sẽ xuất hiện sần đỏ hoặc nếu để ý sẽ thấy chứa nhân trắng bên trong. Bà bầu khi thấy ngứa thường sẽ gãi nhưng nó không đem lại hiệu quả vì khi dừng gãi cảm giác ngứa ngáy khó chịu vẫn còn. Vậy bà bầu bị ngứa chân tay phải làm sao?
Bà bầu bị ngứa chân tay được khuyên nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.
Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị ngứa chân tay
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng ngứa chân tay ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
1. Sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai
Hàm lượng estrogen tăng cao, dẫn đến tuyến nhờn dưới da hoạt động mạnh hơn. Từ đó mồ hôi thải càng nhiều. Nếu như da không kịp đào thải sẽ có thể gây bít lỗ chân lông, dẫn đến tình trạng viêm da và gây ngứa chân tay.
2. Sự phát triển của tử cung
Việc tử cung của người mẹ lớn dần do sự phát triển của thai nhi sẽ khiến da bị giãn, khô. Điều này sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy.
3. Do mắc phải một số bệnh lý khác
Có những trường hợp bà bầu bị ngứa bất thường do những nguyên nhân về bệnh lý. Trong đó, mẹ bầu có thể bị khô da và ngứa do chứng ứ mật trong gan (mật kém lưu thông). Chứng bệnh này có thể đi kèm dấu hiệu khác như mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí là vàng da.
4. Một số nguyên nhân khác
- Ngoài ra, bà bầu có thể bị ngứa vì có tiền sử da khô.
- Dị ứng với một số các loại thức ăn.
- Thời tiết thay đổi.
- Căng thẳng tinh thần.
Các dấu hiệu khi bà bầu bị ngứa chân tay
Các triệu chứng của ngứa chân tay thường dễ nhận biết, điển hình như:
Xuất hiện cảm giác ngứa ở tay, chân.
Gãi sẽ làm cơn ngứa trở nên dữ dội hơn.
Vùng da bị ngứa sẽ xuất hiện sần đỏ, nếu để ý sẽ thấy chứa nhân trắng bên trong.
Những tình trạng ngứa chân tay thường gặp ở bà bầu
- Bà bầu bị ngứa bàn tay, bàn chân.
- Bà bầu bị ngứa chân tay phải làm sao.
- Bà bầu bị mẩn ngứa ở tay và chân.
- Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân.
Mẹ bầu bị ngứa toàn thân. - Mẹo dân gian trị ngứa cho bà bầu.
Cách điều trị ngứa chân tay cho mẹ bầu
Ngứa chân tay tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng vẫn cần được điều trị sớm để tránh tình trạng khó chịu và những biến chứng nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị ngứa chân tay.
1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Đối với những mẹ bầu bị ngứa chân tay, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng quan trọng. Từ đó sẽ chuẩn đoán chính xác nguyên nhân, điều trị kịp thời, tránh nguy cơ biến chứng cao.
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau đây:
- Xuất hiện cảm giác ngứa ở tay, chân.
- Tình trạng ngứa kéo dài, không thuyên giảm.
- Vùng da bị ngứa sẽ xuất hiện sần đỏ, nếu để ý sẽ thấy chứa nhân trắng bên trong.
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Cách hỗ trợ trị ngứa chân tay tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.
Ăn uống khoa học theo kết hợp với vận động vừa phải và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.
3. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà
- Nên mặc quần áo rộng, thoáng mát để thấm hút mồ hôi.
- Dùng nước lá cây để tắm. Một số loại lá cho bạn tham khảo như lá trà xanh, lá kinh giới, lá bưởi,… là sự lựa chọn tốt cho mẹ bầu.
- Chế độ ăn uống giàu vitamin, khoáng chất từ rau củ và trái cây cũng đóng vai trò quan trọng giúp mẹ bầu giảm ngứa công hiệu đấy.
- Lựa chọn các loại sữa tắm có độ Ph vừa phải, thích hợp cho các loại da nhạy cảm.
- Hạn chế các loại xà phòng và mỳ phẫm làm đẹp dễ kích ứng.
- Hạn chế cào, gãi hay tác động mạnh vào vết ngứa vì có thể gây ra các tổn thương da và khiến vết ngứa thêm trầm trọng.
- Các mẹ bầu có thể dùng kem vitamin E để thoa lên vùng da ngứa, giúp giảm bớt cơn ngứa.
Bà bầu bị ngứa chân tay có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Ngứa chân tay không phải là căn bệnh quá nguy hiểm, mẹ bầu không phải quá lo lắng. Nếu được điều trị kịp thời, đúng cách, mẹ bầu bị ngứa chân tay vẫn có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường như những người khoẻ mạnh khác.
Việc lo lắng quá mức cần thiết và những bất tiện khi bị ngứa chân tay có thể khiến mẹ bầu sa sút tinh thần, chán ăn, cơ thể suy yếu. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp mẹ bầu có thể bị ngứa chân tay do chứng ứ mật trong gan (mật kém lưu thông). Căn bệnh này thường đi kèm dấu hiệu khác như mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí là vàng da. TÌnh trạng này sẽ nguy hiểm cho thai nhi.
Những lưu ý khi bà bầu bị ngứa chân tay
Bà bầu bị ngứa chân tay nên ăn gì?
Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc bệnh ngứa chân tay:
- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
- Các thực phẩm giàu vitamin A: Đu đủ, cà rốt, bí đỏ, cải bó xôi, rau mồng tơi,…
- Các thực phẩm giàu vitamin C như: Các loại quả có múi như cam, chanh, bưởi, quýt,… Ớt chuông, dâu, việt quất,…
- Thực phẩm giàu vitamin E: Cà chua, hạt bí, hạnh nhân, quả bơ,…
Bà bầu bị ngứa chân tay không nên ăn gì?
Những thực phẩm bà bầu bị ngứa chân tay không nên ăn:
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ .
- Các loại chất kích thích.
- Thực phẩm có lượng đường cao.
- Hải sản và các loại thực phẩm gây kích ứng da.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị ngứa chân tay phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị ngứa chân tay trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp