Bà bầu bị ngứa da đầu phải làm sao?
Bà bầu bị ngứa da đầu sẽ bị nổi mẩn đỏ khiến cho mẹ cảm thấy khó chịu, không ngủ ngon. Tuy hiện tượng này không nguy hiểm cho thai nhi nhưng lại ảnh hưởng nhất định tới sinh hoạt thường ngày của mẹ. Nếu không tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục kịp thời, bệnh có thể dẫn đến mãn tính.

Nếu áp dụng các thay đổi tại nhà như đổi dầu gội, vệ sinh chăn gối,… mà không hết ngứa, mẹ hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp.
Triệu chứng bị ngứa da đầu khi mang thai
Các triệu chứng ngứa da đầu sẽ tăng dần theo thời gian, nhất là về đêm, khi trời khô hanh hoặc mùa hè nóng, da đầu đổ nhiều mồ hôi. Một số triệu chứng cụ thể có thể kể đến như:
- Ngứa da kèm theo những vảy nhỏ rải rác, hoặc tập trung thành từng mảng màu trắng, hồng hoặc đỏ.
- Da đầu khô, rát nhẹ.
- Có mụn nhỏ li ti hoặc xuất hiện các vết loét.
- Rụng tóc, hói đầu, tóc khô, tóc gãy…
- Da đầu sưng đỏ, nhạy cảm.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa da đầu
- Ngứa khi mang thai có rất nhiều nguyên nhân như những biến đổi về sinh lý như có sự
căng giãn da hay rạn da do thai lớn dần. Nếu bạn có tiền sử các bệnh về da như da khô,
chàm hoặc bị dị ứng với thức ăn, phấn hoa.. thì nên tránh những tác nhân dẫn đến tình
trạng này. - Sự thay đổi hormone trong thai kỳ cũng có thể làm da của bạn cảm thấy ngứa hơn.
- Bên cạnh đó nếu bạn mắc các bệnh về gan mật cũng có thể nổi mẩn ngứa kèm rối loạn
tiêu hóa, thậm chí vàng da. - Nếu mẹ có tiếp xúc với loại hóa chất nào đó thường xuyên cũng có thể dẫn đến viêm da
hay viêm nang lông. Dấu hiệu đi kèm là xuất hiện những sẩn mủ ở nang lông, gây ngứa.
Bà bầu bị ngứa da đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Phần lớn các trường hợp bà bầu bị ngứa da đầu đều không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ khiến mẹ bầu bị khó chịu, căng thẳng, mệt mỏi. Căng thẳng kéo dài sẽ dẫn đến những hệ lụy khác như:
- Thai nhi nhẹ cân
- Trẻ chậm phát triển não bộ
- Trẻ bị rối loạn giấc ngủ
- Trẻ bị mắc chứng rối loạn hành vi
- Trẻ bị dị tật
Cách chữa trị ngứa da đầu khi mang thai
Tốt nhất, mẹ bầu nên chọn các dầu gội có thành phần thiên nhiên, organic càng tốt. Dầu gội
không có các chất tạo hương nhân tạo sẽ an toàn cho mẹ bầu.
Ngoài ra chỉ nên sấy tóc ở nhiệt độ vừa phải. Khi sấy tóc, mẹ bầu cần tránh để máy sấy ở nhiệt
độ quá cao vì sẽ tác động và khiến tóc dễ bị hư tổn nhiều hơn. Đồng thời cũng không nên để
máy sấy tóc quá gần tóc. Nên đặt cách ít nhất 15 cm, không sấy trực tiếp 1 chỗ quá 3 giây. Hãy
dùng tay xới tóc liên tục trong khi sấy để hạn chế tóc khô và hư tổn.
Giải pháp để khắc phục, trước hết phải hạn chế gãi. Vì đặc thù ngứa trong thai kỳ càng gãi thì càng ngứa, càng kích thích gây tăng sừng, tăng sắc tố khiến vùng đó dày lên trở thành mãn tính rất khó điều trị.
Lưu ý cho bà bầu tránh bị ngứa da đầu
- Uống đầy đủ nước từ 1,5 lít đến 2 lít một ngày
- Bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin A, vitamin D trong cá biển, dầu gan cá, các sản
phẩm từ sữa… - Sử dụng loại dầu gội an toàn, dịu nhẹ
- Tránh tiếp xúc với những thức ăn hay hóa chất và những tác nhân gây kích ứng.
- Không nên gội đầu với nước nóng vì sẽ càng dễ làm ngứa thêm vì da nhanh khô.
- Tránh cào, gãi khi ngứa, bạn có thể lấy tay xoa nhẹ vào chỗ ngứa, không gãi để tránh nhiễm trùng vào vùng da bị ngứa.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị ngứa da đầu phải làm sao? Bà bầu bị ngứa da đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị ngứa da đầu
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị nhiệt miệng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ho phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp