Bà bầu bị nhiễm độc thai nghén phải làm sao?
Nhiễm độc thai nghén thường xảy ra vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Nhiễm độc thai nghén là tình trạng rối loạn co thắt các mạch máu, làm gia tăng áp lực lên các cơ quan ngoại biên và nội tạng như thận, tử cung và gan. Tình trạng này làm biến đổi và gây tổn thương trong hệ mạch máu, ảnh hưởng nhau thai và gây nguy hiểm cho quá trình sinh con. Vậy bà bầu bị nhiễm độc thai nghén phải làm sao?
Vì không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả cho nhiễm độc thai nghén. Để tránh các biến chứng nguy hiểm, các mẹ bầu nên đi khám thai đầy đủ nhằm kịp thời phát hiện những bất thường trong thai kỳ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây nhiễm độc thai nghén
Nguyên nhân gây nhiễm độc thai nghén chưa được xác định. Tuy nhiên, nhiễm độc thai nghén thường hay xảy ra ở bà bầu có các đặc điểm sau:
- Lần đầu mang thai
- Có bánh nhau lớn với lượng tế bào lông nhau nhiều như trong sinh đôi hay thai trứng
- Tình trạng viêm nhiễm hoạt bệnh lý của tế bào nội mô mạch máu như đái tháo đường, béo phì, bệnh lý tim mạch, bệnh lý thận, bệnh lý tự miễn.
- Thời tiết lạnh, đang chuyển mùa
- Ăn các loại thức ăn lạ, dễ gây dị ứng
- Các bệnh nội khoa mạn tính như loét dạ dày, viêm thận mạn tính
- Thường xuyên mệt mỏi, quá sức
Những triệu chứng bà bầu bị nhiễm độc thai nghén?
Các dấu hiệu nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thường không giống nhau.
Nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu thai kỳ
1. Nhiễm độc thai nghén nhẹ
Triệu chứng nhiễm độc thai nghén nhẹ thường là ốm nghén. Mẹ bầu thường mệt mỏi, gầy, xanh xao, buồn nôn, nôn mửa. Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén này thường bắt đầu khi thai được gần 1 tháng và kéo dài khoảng 3 tháng.
2. Nhiễm độc thai nghén nặng
Ban đầu, mẹ bầu cũng có các triệu chứng nhiễm độc thai nghén nhẹ, nhưng xảy ra sớm hơn. Sau đó, các triệu chứng trở nên nặng hơn, đặc biệt là nôn mửa. Mẹ bầu có thể không ăn uống được vì luôn nôn mỗi khi ăn.
Nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kỳ
Các dấu hiệu nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối gồm:
- Phù chân
- Protein niệu
- Tăng huyết áp: . nếu huyết áp trên 140/90mmHg, bà bầu cần được điều trị và theo dõi
Những trường hợp nhiễm độc thai nghén bà bầu thường quan tâm
- Bị nhiễm độc thai nghén nên ăn gì
- Nhiễm độc thai nghén tuần 38
- Nhiễm độc thai nghén có ảnh hưởng gì
- Nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu
- Nhiễm độc thai nghén nên ăn gì
- Protein niệu nhiễm độc thai nghén
- Nhiễm độc thai nghén slideshare
- Tiền sản giật
Các biến chứng khi bà bầu bị nhiễm độc thai nghén
Nhiễm độc thai nghén là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:
- Tiền sản giật: mẹ bầu có thể bị choáng váng, mắt mờ, đôi khi buồn nôn, protein trong nước tiểu tăng, tình trạng phù nặng hơn và đi tiểu ít hơn.
- Sản giật: biến chứng này thường xảy ra thời kỳ cuối của thai nghén, trong khi chuyển dạ và sau khi sinh. Mẹ bầu có thể bị giật và hôn mê, kèm theo phù, tăng huyết áp và protein niệu.
Phương pháp điều trị nhiễm độc thai nghén
Nguyên tắc điều trị nhiễm độc thai nghén là bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Các biện pháp điều trị bao gồm:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Bà bầu cần đi khám thai định kỳ và báo với bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường. Bác sĩ thường chỉ định hai nhóm thuốc lợi tiểu và thuốc hạ huyết áp để kiểm soát hai triệu chứng phù và tăng huyết áp.
- Phương pháp tự nhiên: thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống lành mạnh, hạn chế muối, hạn chế căng thẳng, không làm việc nặng nhọc.
Bà bầu bị nhiễm độc thai nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Biến chứng của nhiễm độc thai nghén như tiền sản giật và sản giật gây tăng tỷ lệ tử vong của mẹ và thai nhi. Nếu sản giật trước sinh thai nhi thường chết, nếu may mắn được sinh ra, thai nhi thường bị sinh non tháng. Ngoài ra, nhiễm độc thai nghén ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, dẫn đến tình trạng thai nhi nhẹ cân hoặc thậm chí gây sảy thai.
Lưu ý phòng tránh nhiễm độc thai nghén
Nguyên nhân nhiễm độc thai nghén không rõ ràng nên vẫn chưa có biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Khám thai định kỳ và trao đổi với bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường là phương án tốt nhất. Đồng thời kết hợp với:
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
- Tuân thủ điều trị của bác sĩ khi được chẩn đoán nhiễm độc thai nghén
- Hạn chế muối trong bữa ăn
- Thiết lập chế độ sinh hoạt phù hợp
- Tránh căng thẳng và các việc nặng
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị nhiễm độc thai nghén phải làm sao? Bà bầu bị nhiễm độc thai nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị nhiễm độc thai nghén.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị Protein niệu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhau thai bám mặt trước phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đi ngoài ra máu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị rò rỉ nước ối phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đục nước tiểu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sưng âm đạo phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị buồng trứng đa nang phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp