Bà bầu bị nhiễm trùng máu phải làm sao?
Nhiễm trùng máu (hay nhiễm trùng huyết) là một bệnh lý nhiễm trùng cấp tính, gây ra do vi trùng trong máu gây ra suy đa cơ quan, sốc nhiễm trùng với tỉ lệ tử vong cao. Nhiễm trùng huyết ở phụ nữ mang thai rất hiếm, tuy nhiên nếu xảy ra thường rất nặng và khó điều trị. Vậy bà bầu bị nhiễm trùng máu phải làm sao?
Bà bầu được khuyên nên khám thai và kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện được những vấn đề nhiễm trùng trong cơ thể. Nhờ đó, bác sĩ có thể kịp thời điều trị và tránh những biến chứng nguy hiểm khác.
Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng máu khi mang thai
Vi trùng có thể xâm nhập vào máu thông qua các nhiễm trùng ở da, mô mềm, đường tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, hô hấp. Nặn mụn là một trong những vết nhiễm trùng dễ dẫn đến nhiễm trùng máu mà nhiều bà bầu thường không để ý.
Bình thường khi vi trùng xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ huy động bạch cầu, đại thực bào đến tiêu diệt vi trùng. Tuy nhiên, nếu sức đề kháng của cơ thể kém hoặc chủng vi trùng có độc tính mạnh thì vi trùng sẽ phát tán theo đường máu đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể.
Nhiễm trùng huyết thường xảy ra ở những đối tượng nào?
Đối với những người phụ nữ mang thai khỏe mạnh thì khả năng nhiễm trùng máu thường ít xảy ra. Tuy nhiên, với những thai phụ có chế độ dinh dưỡng kém, cộng thêm có những vết thương hay nhiễm trùng trong cơ thể thì nguy cơ nhiễm trùng huyết là hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài ra, những đối tượng dễ mắc bệnh nhiễm trùng máu là:
- Người già, suy kiệt, trẻ sơ sinh (đặc biệt sơ sinh non tháng)
- Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch: corticoid, thuốc chống thải ghép, đang điều trị hóa chất và tia xạ
- Bệnh lý mạn tính: đái tháo đường, HIV/AIDS, xơ gan, bệnh van tim và tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn tính, suy thận mạn
- Người bệnh cắt lách, nghiện rượu, bệnh máu ác tính, giảm bạch cầu hạt
- Có đặt các thiết bị hoặc dụng cụ xâm nhập như đinh nội tủy, catheter, đặt nội khí quản
Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị nhiễm trùng máu
Triệu chứng của nhiễm trùng huyết rất đa dạng, bao gồm:
- Sốt lạnh run. Trong trường hợp nặng đôi khi có tình trạng hạ thân nhiệt.
- Môi khô, lưỡi dơ.
- Mệt mỏi, chán ăn, hồi hộp đánh trống ngực, mạch nhanh.
- Phù, gan lách to
- Triệu chứng tại nơi nhiễm trùng ban đầu (có thể là nhiễm trùng ở âm đạo, nhiễm trùng ối): ra nước hay ra huyết âm đạo, khí hư âm đạo có mùi hôi
- Triệu chứng rối loạn đa cơ quan: suy gan, suy thận, suy hô hấp
- Sốc nhiễm trùng: tụt huyết áp, ngưng tim, ngưng thở
Những trường hợp nhiễm trùng máu bà bầu thường quan tâm
- Mẹ bầu bị nhiễm trùng máu
- Nhiễm trùng máu ở phụ nữ mang thai
- Bà bầu bị nhiễm trùng vết thương
- Nhiễm trùng máu thai nhi
- Nhiễm trùng bào thai có nguy hiểm không
- Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột
- Sốt nhiễm khuẩn ở bà bầu
- Nhiễm trùng thai nghén
Biện pháp điều trị nhiễm trùng máu khi mang thai
Việc làm xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe của mẹ bầu thường xuyên là điều cần thiết để bác sĩ có thể xác định bệnh sớm, đồng thời tiến hành chữa trị kịp thời.
Dùng kháng sinh
Nguyên tắc chọn lựa kháng sinh điều trị ở phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng huyết cần tuân thủ các điều sau:
- Dùng kháng sinh sớm ngay khi chẩn đoán ra nhiễm trùng huyết.
- Dùng kháng sinh đường tiêm toàn thân.
- Dùng kháng sinh an toàn cho thai nhi. Nếu tình trạng nhiễm trùng nặng, ưu tiên an toàn cho người mẹ trước
Điều trị nơi nhiễm trùng ban đầu
Cần giải quyết nơi nhiễm trùng ban đầu phối hợp với việc dùng kháng sinh toàn thân. Tùy vào nơi nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau, ví dụ: mổ cắt ruột thừa (nếu do viêm ruột thừa), cho sinh non hoặc chấp nhận bỏ thai (nếu nhiễm trùng ở tử cung, nhiễm trùng ối)
Nhập viện
Nhiễm trùng huyết ở phụ nữ mang thai là bệnh nặng cần nhập viện điều trị, truyền dịch, dinh dưỡng đầy đủ. Ngoài ra, tùy vào tình trạng của người mẹ có thể cần phải nhập phòng săn sóc đặc biệt để điều trị lọc máu, giúp thở.
Theo dõi thai
Khi bà bầu bị nhiễm trùng huyết thì nguy cơ sảy thai và sinh non rất cao. Do vậy cần theo dõi kỹ và có thể phải điều trị thuốc giảm gò. Trong trường hợp thai đủ trưởng thành có thể cho sinh để tiếp tục điều trị cho người mẹ. Nếu nặng và thai nhi còn nhỏ chưa đủ khả năng sống thì vẫn luôn ưu tiên điều trị an toàn tính mạng cho người mẹ.
Bà bầu bị nhiễm trùng máu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu bị nhiễm trùng máu sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non. Ngoài ra, trẻ có thể đối mặt với những biến chứng sinh non vì cơ thể chưa được phát triển hoàn thiện. Những vấn đề về thể trạng của trẻ sinh non thường gặp:
- Gặp vấn đề về hô hấp
- Huyết áp thấp
- Rối loạn tiêu hóa
- Rối loạn máu
- Hệ miễn dịch suy yếu
- Có vấn đề về thị lực, thính lực và phát triển tư duy
Lưu ý phòng ngừa nhiễm trùng máu khi mang thai
- Tuân thủ chế độ dinh dưỡng đầy đủ
- Sinh hoạt và làm việc hợp lí để cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt.
- Nếu có vết thương hay mụn mủ ngoài da cần chăm sóc cẩn thận và khám chuyên khoa. Tránh để nhiễm trùng lan rộng.
- Không nên nặn mụn, nhất là mụn vùng mặt
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị nhiễm trùng máu phải làm sao? Bà bầu bị nhiễm trùng máu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị nhiễm trùng máu.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị Protein niệu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhau thai bám mặt trước phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đi ngoài ra máu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị rò rỉ nước ối phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đục nước tiểu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sưng âm đạo phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị buồng trứng đa nang phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp