Bà bầu bị phù chân phải làm sao?
Phù chân hay sưng chân là hiện tượng sinh lý bình thường của bà bầu giai đoạn thai kỳ. Tình trạng phù chân ở thai phụ thường xảy ra giai đoạn cuối thai kỳ, cụ thể là bà bầu bị phù chân tháng thứ 7 hoặc thứ 8 là phổ biến nhất. Tình trạng này có thể được xem là tin vui cho gia đình, báo hiệu bé sắp chào đời. Tuy nhiên, phù chân vẫn mang đến những bất lợi cho sinh hoạt của bà bầu. Trong một vài trường hợp, thai phụ bị phù chân có thể là đang cảnh báo cho dấu hiệu nghiệm trọng nào đó. Vậy bà bầu bị phù chân phải làm sao? Cách trị phù chân an toàn cho mẹ bầu là gì?
Bà bầu bị phù chân nên đến phòng khám gặp bác sĩ để được hỗ trợ, không tự ý sử dụng thuốc hay bất kỳ cách nào để giảm phù mà không có ý kiến của chuyên gia. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai bị phù chân nên uống nhiều nước, có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Các mẹ hãy dành thời gian vận động hay tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng.
Nguyên nhân bà bầu bị phù chân
1. Bà bầu bị phù chân 3 tháng đầu
Giai đoạn thai kỳ, nồng độ hoóc môn progesterone tăng nhanh làm chậm quá trình tiêu hóa của bà bầu. Điều này có thể gây ra đầy hơi bụng, sau đó là những biểu hiện sưng phù ở tay, chân, bọng mắt,…Nếu những vết sưng phù này đi kèm theo các triệu chứng khác như chóng mặt, đau đầu hoặc chảy máu thì hãy liên hệ với chuyên gia y tế ngay.
2. Bà bầu bị phù chân 3 tháng giữa
Phụ nữ mang thai bị phù chân 3 tháng giữa nguyên nhân là do lượng máu và chất lỏng tăng lên. Lượng máu của bà bầu tăng khoảng 50% trong suốt quá trình mang thai, và điều đó đồng nghĩa với việc giữ nhiều chất lỏng trong cơ thể. Tuy nhiên, thai phụ có thể yên tâm vì lượng chất lỏng có thể giảm sau khi mẹ sinh bé.
3. Bà bầu bị phù chân 3 tháng cuối
Bắt đầu từ tuần thứ 28 của thai kỳ, tam cá nguyệt thứ ba là khoảng thời gian phổ biến nhất của tình trạng sưng, phù chân ở bà bầu. Cơ thể bà bầu đang tiếp tục xây dựng nguồn cung cấp máu và chất lỏng. Tử cung của mẹ cũng ngày càng nặng hơn khi em bé lớn lên, có thể làm chậm lưu lượng máu từ chân trở về tim, tuy nhiên đừng quá lo lắng, điều này không nguy hiểm chỉ là không thoải mái.
Đặc biệt khi đến gần thời điểm tuần 40, các ngón chân của thai phụ có thể có biểu hiện phù rõ rệt nhất.
Ngoài ra. còn có các yếu tố khác có thể là nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị phù chân:
- Thời tiết nóng
- Mất cân bằng chế độ ăn uống
- Không uống đủ nước
Dấu hiệu bà bầu bị phù chân
Thai phụ bị phù chân mắt thường có thể nhận thấy được, ngoài ra còn số các biểu hiện khác như:
Cảm giác nặng ở vị trí phù.
Nơi bị phù sưng to, căng mọng.
Vết nhăn, vết hằn trên da mất dần đi.
Mắt cá và các bề mặt xương phẳng.
Vùng da bị phù nhạt màu, ấn vào sẽ bị lõm xuống.
Đi tiểu ít.
Khó thở
Cách trị phù chân ở phụ nữ mang thai
1. Đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ và không tự ý sử dụng thuốc
Bà bầu bị phù chân hãy đến gặp bác sĩ để được xem xét cẩn thận tình trạng. Dù cho đó có là tình trạng bình thường nhưng cẩn trọng vẫn luôn tốt nhất. Hơn nữa, các mẹ có thể không biết được rằng phù chân có là biểu hiện của bệnh lý hay sự nghiêm trọng nào khác không.
Chuyên gia y tế sẽ cho bạn lời khuyên về phương pháp điều trị hiệu quả, có thể là điều trị tự nhiên hoặc sử dụng thuốc. Do đó, trước khi có chỉ định của bác sĩ, bà bầu không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
3. Nằm nghiêng bên trái khi ngủ
Bà bầu bị phù chân nằm nghiêng bên trái khi ngủ có thể giúp cải thiện tình trạng sưng phù. Khi nằm nghiêng bên trái, tử cung sẽ không chèn vào các tĩnh mạch ở khung hậu, giúp làm giảm áp lực từ tĩnh mạch chủ khi đưa máu từ thân dưới về tim.
4. Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng
Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng là một phương pháp hay giúp giảm tình trạng phù chân ở phụ nữ mang thai. Khi vận động, máu trong cơ thể mẹ sẽ dễ dàng lưu thông hơn.
Một số bài tập nhẹ nhàng dành cho bà bầu: đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, yoga,…
5. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước sẽ giúp kích thích thận bài tiết, từ đó sẽ giảm tình trạng tích trữ nước trong cơ thể, hạn chế tình trạng phù nề.
6. Chế độ ăn uống đầy đủ
Thai phụ bị phù chân nên có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho thực đơn hàng ngày. Đảm bảo bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết để cơ thể khỏe mạnh, tăng khả năng chống lại các tác nhân xấu gây bệnh.
Bà bầu bị phù chân có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Phù chân khi mang thai có hai loại là:
- Phù sinh lý: tình trạng phù bình thường xuất hiện ở bàn chân, bắp chân, mắt cá, tay thì chỉ cần nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý sẽ giảm tình trạng bệnh.
- Phù bệnh lý: tình trạng phù chân có thể liên quan đến nguy cơ tiền sản giật. Tiền sản giật là một trong những tình trạng nguy hiểm nhất thai kỳ mẹ bầu cần phải cẩn thận.
Bà bầu bị tiền sản giật ở giai đoạn sau 20 tuần thai kỳ, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể sẽ gây ra những tác hại tiêu cực.
Các biến chứng của tiền sản giật có thể bao gồm: vỡ nhau thai, suy thai, sinh non, thai chết lưu, hạn chế sự tăng trưởng của thai nhi,…
Bên cạnh đó, phù chân khiến chân mẹ bầu sưng to và cứng hơn, gây khóa khăn trong việc di chuyển. Di chuyển, đi lại khó khăn khiến thai phụ dễ bị té ngã. Bà bầu bị ngã sẽ gây tác động tiêu cực đến cho thai nhi. Cụ thể nếu phụ nữ mang thai thai bị ngã có thể khiến động thai, sinh non hoặc thâm chí vong thai.
Lưu ý khi bà bầu bị phù chân
1. Bà bầu bị phù chân nên ăn gì?
Những thực phẩm phụ nữ mang thai bị phù chân nên ăn:
- Thực phẩm có chức năng bài tiết: dưa hấu, cần tây, cà rốt, trà xanh, bò công anh, quê, măng tây, quả nam việt quất,…
- Thực phẩm giàu kali: chuối, dưa hấu, đậu đen, đậu trắng, đậu nành, bí đỏ, củ cải, khoai lang, khoai tây,…
- Thực phẩm giàu magie: socola đen, quả hạch, hạt điều, đậu hũ, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, các loại hạt,…
- Thực phẩm có tính năng chống oxy hóa (giàu vitamin C và E): cam, quýt, ớt chuông, khoai tây, bông cải xanh, cần tây, hạt hướng dương, bắp, các loại hạt,…
- Uống nhiều nước: cung cấp đủ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày.
- Nếu không muốn ăn bà bầu có thể ép nước hoa quả để uống.
2. Bà bầu bị phù chân không nên ăn gì?
Mẹ bầu bị phù chân kiêng ăn uống những gì:
- Đồ uống chứa caffeine: trà, cà phê, nước ngọt.
- Thực phẩm mặn: thức ăn nhanh, đồ ăn hộp, thực phẩm chế biến sắn
- Đồ ăn muối chua như dưa cải muối, măng chua muối,…
- Nên hạn chế nêm nhiều muối khi nấu ăn.
3. Bà bầu bị phù chân không nên làm gì?
- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu.
- Không ngồi vắt chéo chân vì sẽ khiến máu lưu thông không tốt.
- Không mặc quần áo bó sát, quá chật.
- Không đi giày cao gót hoặc những loại giày, dép có đế quá cao.
- Khi ngủ, gác chân lên gối hoặc đệm để máu lưu thông tốt hơn.
- Nên tắm nước nóng, hoặc ngâm chân trong nước ấm với khoảng từ 10 – 15 phút.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc những nơi có không khí nóng.
4. Bà bầu bị phù chân cần đến gặp bác sĩ ngay nếu:
Bị phù chân khi mang thai cần đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp các tình trạng sau:
- Sưng tay, chân, mặt hoặc quanh mắt đột ngột.
- Sưng mà nặng hơn.
- Chóng mặt hoặc mờ mắt.
- Đau đầu dữ dội.
- Khó thở.
- Hoang mang, lo lắng, bất an.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị phù chân phải làm sao? Bà bầu bị phù chân có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị phù chân.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị sốt xuất huyết phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị phù chân phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị khô da phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị huyết áp thấp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhiệt miệng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp