Bà bầu bị rỉ nước ối phải làm sao?
Khi mang thai khoảng 12 ngày, túi ối sẽ hình thành xung quanh bé và được lấp đầy bằng nước ối với mục đích bảo vệ và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Nếu màng ối này bị vỡ sẽ khiến nước ối bị rỉ ra, tuy nhiên, không ít mẹ bầu nhầm lẫn tình trạng ra dịch âm đạo khi mang thai với hiện tượng rỉ ối. Vậy bà bầu bị rỉ nước ối phải làm sao?
Nguyên nhân của hiện tượng rỉ ối có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, mẹ bầu cần được kiểm tra sớm để tránh trường hợp không mong muốn xảy ra
Dấu hiệu rỉ ối khi mang thai
Việc chuyển dạ có thể bắt đầu khi hiện tượng rỉ ối xuất hiện. Nhưng để đánh giá xem đó có thực sự là nước ối hay chỉ là nước tiểu, khí hư thì mẹ bầu vẫn cần cân nhắc đến những dấu hiệu khác:
- Nước ối bị rỉ sẽ có màu trong suốt còn nước tiểu sẽ có màu vàng
- Nước ối bị rỉ sẽ khiến bạn có cảm giác như một dòng nước ấm đang chảy ra
- Nước ối có mùi đặc biệt, nhưng nước tiểu hoặc dịch âm đạo có thể có mùi hôi
- Dòng chảy của nước ối không dừng lại nhanh như nước tiểu
Những trường hợp rỉ nước ối mẹ bầu thường quan tâm
- Bị rò rỉ nước ối phải làm sao
- Rỉ ối non
- Rỉ ối tuần 38
- Rỉ ối 3 tháng đầu
- Rỉ ối 3 tháng giữa
- Cách nhận biết nước ối và huyết trắng
- Rỉ ối có chữa được không
Nguyên nhân gây rò rỉ nước ối khi mang thai
Hiện tượng rò rỉ ối sớm từ khi sinh đến khi bé được sinh ra có thể do một số nguyên nhân khác nhau như:
- Có tiền sử bị rò rỉ ối sớm
- Nhiễm trùng âm đạo, cổ tử cung hoặc tử cung
- Hút thuốc trong khi mang thai
- Có áp lực tác động đến túi ối từ bên trong, ví dụ như thai nhi quá to hoặc mang thai đôi
- Đã phẫu thuật tử cung hoặc cổ tử cung trước đây
- Có thói quen xấu như uống rượu, sử dụng chất kích thích hoặc chế độ ăn uống thiếu chất
Phương pháp điều trị rỉ ối cho bà bầu
Trao đổi với bác sĩ là điều quan trọng nhất
Kế hoạch điều trị cho hiện tượng rỉ nước ối sẽ tùy thuộc vào thể trạng khác nhau của mẹ bầu cũng như của tuổi thai. Vì thế mẹ bầu cần gặp bác sĩ kiểm tra để được hướng dẫn phương pháp an toàn điều trị rỉ nước ối.
Bổ sung nước
Nếu mẹ bầu mất quá nhiều nước ối, cơ thể sẽ thực hiện cơ chế sản xuất thêm nước ối để bù đắp. Vì thế mẹ bầu cần cung cấp thêm nước cho cơ thể để bù vào lượng nước ối bị mất đi.
Bà bầu bị rỉ nước ối có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Sảy thai
Nếu rỉ nước ối xảy ra vào giai đoạn giữa thai kỳ và kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng thì đây có thể là dấu hiệu của sẩy thai. Vì thế mẹ bầu cần đến bác sĩ kiểm tra ngay lập tức
Dị tật bẩm sinh hoặc những biến chứng khác
Rỉ ối không được điều trị kịp thời có thể làm cho lượng nước ối bị cạn. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của thai nhi, nếu kéo dài sẽ dẫn tới những dị tật bẩm sinh hoặc suy thai.
Lưu ý cho mẹ bầu bị rỉ nước ối
- Đi khám thai định kỳ cần kết hợp với khám phụ khoa để phát hiện và điều trị kịp thời
- Đối với mẹ bầu có tiền sử đã có tiền sử bị viêm phụ khoa hay vỡ ối sớm thì nên điều trị dứt điểm trước khi mang thai
- Cần giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ để phòng tránh viêm nhiễm.
- Không nên quan hệ tình dục, ngâm mình trong bồn tắm quá lâu hay thụt rửa âm đạo
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị rỉ nước ối phải làm sao? Bà bầu bị rỉ nước ối có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị rỉ nước ối.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị nhiệt miệng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ho phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp