Bà bầu bị rối loạn thần kinh thực vật phải làm sao?
Rối loạn thần kinh thực vật thường do một số yếu tố thúc đẩy, có thể là một số biến chứng của một số bệnh cũng như tác dụng phụ của một số thuốc nhất định. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến như các bệnh tự miễn, ung thư, chấn thương. Trong đó, bệnh tiểu đường và di truyền là nguyên nhân phổ biến nhất do hậu quả từ các dây thần kinh bị tổn thương. Vậy bà bầu bị rối loạn thần kinh thực vật phải làm sao?
Nếu mẹ bầu mắc bệnh rối loạn thần kinh thực vật nhẹ rất cần sự cảm thông, chia sẻ từ người thân trong gia đình. Đồng thời, mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, làm việc nhẹ nhàng, ăn uống đủ chất.
Dấu hiệu bà bầu bị rối loạn thần kinh thực vật
Biểu hiện rối loạn này của mỗi người mỗi khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và vị trí dây thần kinh bị ảnh hưởng:
1. Rối loạn tim mạch
Tăng huyết áp, nhịp nhanh kèm hồi hộp, đánh trống ngực, hay tụt huyết áp, choáng và hoa mắt. Bà bầu hay chóng mặt khi thay đổi tư thế, từ nằm sang đứng.
2. Rối loạn tiết niệu
Bao gồm tiểu khó, tiểu không tự chủ và tiểu không hết nước tiểu; có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
3. Rối loạn tiêu hóa
Do rối loạn chức năng co bóp của dạ dày, dẫn tới cảm giác nhanh no sau khi ăn, ăn không ngon; có thể tiêu chảy hay táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn, khó nuốt và ợ nóng.
4. Rối loạn tiết mồ hôi
Giảm tiết hoặc tăng tiết quá mức, ảnh hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ của cơ thể; thường các bà bầu có cảm giác phát hỏa, nóng bừng. Tăng tiết mồ hôi xảy ra chủ yếu vào ban đêm.
5. Phản ứng sinh học chậm chạp với ánh sáng
Chậm điều tiết khi nhìn gần và thường gây ra những khó khăn khi lái xe vào ban đêm.
6. Các triệu chứng khác
Mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, ớn lạnh; đau mỏi vai gáy, đau mỏi cột sống, rối loạn lo âu
Phương pháp điều trị rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai
Bà bầu cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, những cách khác điều trị cho bà bầu bị rối loạn thần kinh thực vật khác như là:
- Vật lý trị liệu: xông hơi thuốc trên huyệt, xoa bóp, bấm huyệt cũng giúp cho kết quả điều trị cao hơn và nhanh khỏi hơn
- Liệu pháp tâm lý: Tránh các sang chấn tâm lý trong cuộc sống hàng ngày kể cả tình huống căng thẳng trên phim ảnh và sách báo
- Liệu pháp thư giãn luyện tập để tạo tâm lý thư giãn, bớt căng thẳng tâm lý
- Tập thở kiểu YOGA giúp điều hoà chức năng hoạt động của thần kinh thực vật
- Ngồi thiền giúp tĩnh tâm, giảm căng thẳng tâm lý
Những trường hợp rối loạn thần kinh thực vật bà bầu thường quan tâm
- Chẩn đoán rối loạn thần kinh thực vật
- Kinh nghiệm chữa rối loạn thần kinh thực vật
- Cây thuốc chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật
- Rối loạn thần kinh thực vật và trầm cảm
- Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không
- Rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai
- Thực phẩm chức năng trị rối loạn thần kinh thực vật
- Rối loạn thần kinh thực vật uống gì
Bà bầu bị rối loạn thần kinh thực vật có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, thai lưu, sinh non. Ngoài ra, thai nhi bị thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng nếu mẹ bị mắc các rối loạn liên quan đến tiêu hóa. Con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh rất cao do rối loạn thần kinh thực vật có khả năng di truyền.
Những lưu ý cho rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai
- Vận động thường xuyên như đi bộ 1 ngày ít nhất 1 tiếng đồng hồ
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Protein động vật là đặc biệt hữu ích cho hệ thống não bộ và thần kinh
- Nghỉ ngơi, làm việc nhẹ nhàng
- Lối sống tích cực, tránh bị căng thẳng
- Không nên tự ý uống thuốc khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị rối loạn thần kinh thực vật phải làm sao? Bà bầu bị rối loạn thần kinh thực vật trên có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị rối loạn thần kinh thực vật.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị ngứa mắt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sưng mắt cá chân phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị thoát vị đĩa đệm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau tai phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đầy hơi phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhức mũi phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp