Bà bầu bị sôi bụng phải làm sao?
Sôi bụng là hiện tượng bụng phát ra những âm thanh có thể to hoặc nhỏ, nơi xuất phát thường là đường ruột (cả ruột non và ruột già). Những tiếng này giống như tiếng nước đi trong đường ống rỗng hoặc khi nó được đun sôi. Thông thường khi đói bụng bạn mới bị chứng sôi bụng, hay khi ngửi thấy mùi thức ăn thơm ngon, tác động đến não bộ làm cho nó phát ra tín hiệu tăng dịch vị tiêu hóa ở ruột. Sôi bụng cũng có thể do thức ăn không thích hợp, khiến cho hệ tiêu hóa khó tiêu. Vậy bà bầu bị sôi bụng phải làm sao?
Bà bầu bị sôi bụng được khuyên không nên được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh. Trường hợp sôi bụng kéo dài, nên đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách.

Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị sôi bụng
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng sôi bụng ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
- Cơ thể bị stress, mệt mỏi, lo lắng quá mức là nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu mắc phải chứng sôi bụng.
- Thông thường, khi mang thai các mẹ bầu thường rất nhạy cảm. Vì vậy, có thể bị sôi bụng do nhìn thấy các món ăn hấp dẫn do phản xạ tự nhiên của bộ não.
- Ăn nhanh. Sôi bụng cũng có thể là do trong khi ăn mẹ bầu ăn quá nhanh, dẫn đến nuốt phải nhiều không khí. Đôi khi cũng do tư thế nằm ngồi không hợp lý gây ra chứng sôi bụng này.
- Ăn xong đi nằm ngay. Điều này sinh ra nhiều khí trong dạ dày khiến cho mẹ bầu có cảm giác sôi bụng.
- Khi thay đổi chế độ ăn uống thất thường với một số thực phẩm như sữa, thức ăn nhiều chất xơ, chất đạm. Khiến cơ thể chưa thích ứng kịp gây nên chứng trào ngược dạ dày, cũng rất dễ gây nên hiện tượng sôi bụng.
- Đau dạ dày. Đây là nguyên nhân gây sôi bụng bà bầu phải đặc biệt chú ý hơn cả. Bệnh đau dạ dày ở phụ nữ mang thai còn xuất hiện kèm theo tình trạng chán ăn, ăn lâu tiêu và đôi khi có tiếng sôi lục bục phát ra ở bụng. Những dấu hiệu này sẽ trở nên rõ ràng nhất khi đang đói bụng hoặc ngay cả sau khi ăn no.
Các dấu hiệu khi bà bầu bị sôi bụng
Các triệu chứng của sôi bụng thường dễ nhận biết, điển hình như:
Sôi ruột, trung tiện nhiều.
Đau quặn bụng từng cơn, đau có thể giảm khi bệnh nhân trung tiện hoặc đại tiện.
Khi ăn vào cơn đau có thể tăng lên và buồn đi đại tiện.
Bụng trướng về phía bụng bên trái.
Ngoài ra, bà bầu còn cảm thấy mệt mỏi, bực bội, ăn không ngon, hồi hộp, đau lưng. Bệnh có thể tự khỏi nhưng một thời gian sau lại tái phát trở lại.
Những tình trạng sôi bụng thường gặp ở bà bầu
- Bà bầu bị sôi bụng xì hơi.
- Bà bầu bị sôi bụng tiêu chảy.
- Bụng bầu lúc bục.
- Bụng bà bầu kêu ọc ọc.
- Sôi bụng khi mang thai tháng cuối.
- Tiếng kêu trong bụng mẹ bầu.
- Uống sữa bầu bị sôi bụng.
Cách điều trị sôi bụng cho mẹ bầu

Sôi bụng tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng vẫn cần được điều trị sớm, tránh gây cảm giác khó chịu và những biến chứng khác cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị sôi bụng.
1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Đối với những mẹ bầu bị sôi bụng, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là cần thiết. Từ đó sẽ được tư vấn lộ trình điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau đây:
- Sôi ruột, trung tiện nhiều.
- Đau quặn bụng từng cơn, đau có thể giảm khi bệnh nhân trung tiện hoặc đại tiện.
- Khi ăn vào cơn đau có thể tăng lên và buồn đi đại tiện.
- Bụng trướng về phía bụng bên trái.
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Cách hỗ trợ trị sôi bụng tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.
Ăn uống khoa học kết hợp với thường xuyên vận động sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.
3. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà
- Điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý, ăn chậm nhai kỹ.
- Massage bụng. Liệu pháp massage có nhiều tác dụng tích cực đối với bà bầu như giảm lo lắng, căng thẳng, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng thai nhi. Đặc biệt, massage bụng còn có tác dụng chống chướng hơi, đầy bụng, sôi bụng.
- Chườm nóng cũng có thể làm giảm bớt tình trạng sôi bụng. Dùng 1 túi nước nóng hay khăn nóng chườm lên vùng bụng quanh rốn và bên sườn phải.
- Uống nước gừng. Bà bầu bị sôi bụng cũng có thể nhâm nhi một tách trà có pha vài lát gừng sẽ thấy bụng dễ chịu. Tuy nhiên nếu đang mang thai 3 tháng đầu thì không nên áp dụng cách này vì gừng có tính nóng và có thể gây co bóp tử cung nếu uống nhiều.
Bà bầu bị sôi bụng có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Phụ nữ mang thai thường lo lắng nếu gặp phải các triệu chứng như sôi bụng vì sợ những tác động xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, mẹ bầu hãy yên tâm vì tình trạng này hoàn toàn vô hại và không liên quan đến hoạt động cung cấp chất dinh dưỡng cho bé.
Sôi bụng chỉ ảnh hưởng đến thai nhi trong trường hợp sôi bụng kèm đầy hơi, nặng hơn sẽ bị tiêu chảy dẫn đến cơ thể mất nước, khiến mẹ bầu mệt mỏi. Hoặc khi sôi bụng kèm theo dấu hiệu đau quặn bụng, bụng căng cứng khó chịu cần cảnh giác nguy cơ viêm đại tràng.
Để đảm bảo an toàn, bà bầu nên đến bác sĩ để được chẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng lâm sàng và tiến hành một số xét nghiệm cần thiết để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.
Những lưu ý khi bà bầu bị sôi bụng
Bà bầu bị sôi bụng nên ăn gì?

Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc bệnh sôi bụng:
- Các loại ngũ cốc.
- Các loại hạt khô nhưng không thêm muối hay mật ong.
- Cá và thịt, bao gồm cả thịt hun khói nhưng không nên ăn xúc xích.
- Sữa chua lên men tự nhiên, phô mai mềm.
- Các loại rau xanh, khoai tây, khoai lang và cà chua.
- Trứng.
Bà bầu bị sôi bụng không nên ăn gì?
Những thực phẩm bà bầu bị sôi bụng không nên ăn:
- Những loại thực phẩm quá cay, nóng.
- Thực phẩm chứa quá nhiều chất béo.
- Tránh sử dụng thực phẩm, đồ uống có cồn.
- Ngưng hút thuốc lá, bỏ thói quen nhai kẹo cao su.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị sôi bụng phải làm sao? Bà bầu bị sôi bụng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị sôi bụng trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp