Bà bầu bị sốt xuất huyết phải làm sao?
Giai đoạn thai kỳ, cơ thể bà bầu rất yếu kèm theo sức đề kháng kém nên rất dễ mắc phải nhiều triệu chứng hay bệnh lý xấu. Trong đó sốt xuất huyết là tình trạng được cảnh báo có nguy hiểm cao, mẹ bầu phải đặc biệt lưu ý. Vậy bà bầu bị sốt xuất huyết phải làm sao? Cách điều trị sốt xuất huyết an toàn cho mẹ là gì?
Sốt xuất huyết không chỉ gây bất lợi cho mẹ, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Mẹ và bé có nguy cơ sinh non hay nghiêm trọng hơn là xảy thai. Do đó, nếu phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết cách tốt nhất hãy đi đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên môn để được hỗ trợ.
Ngoài ra, bà bầu bị sốt xuất huyết hãy dành thời gian nghỉ ngơi, duy trì chế độ ăn uống dinh dưỡng, uống nhiều nước
Nguyên nhân khiến bà bầu bị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết bị gây ra bởi một loại muỗi vằn Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus. Chúng truyền bệnh bằng cách chích thẳng vào cơ thể. Loài muỗi này thường hoạt động vào buổi ngày và chỉ có những con cái mới có khả năng truyền bệnh.
Virus sốt xuất huyết sẽ ủ bệnh trong cơ thể khoảng 8 đến 11 ngày, sau khoảng thời gian này người bị nhiễm sẽ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh.
Có bốn loại virus sốt xuất huyết, được gọi là virus DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4 và có một điều đặc biệt ở đây. Đó là khi bị muỗi chích, virus sẽ tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này, nếu người bệnh bị muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi. Và khi cơ thể đã được phục hồi thì sẽ có khả năng miễn dịch chống bệnh, tuy nhiên chỉ có thể chống lại mỗi loại virus này. Có nghĩa là, người bệnh vẫn sẽ có khả năng bị nhiễm một trong ba loại còn lại.
Dấu hiệu bà bầu bị sốt xuất huyết
Phụ nữ bị sốt xuất huyết khi mang thai thường có những biểu hiện như:
Chảy máu chân răng
Sốt cao, lên đến 40.5 độ C
Sốt kèm theo run rẩy
Mất nước, ăn không ngon miệng
Đau đầu dữ dội
Khó thở
Đau phía sau mắt
Đau cơ, đau khớp.
Buồn nôn, nôn mửa liên tục
Phần thân trên của cơ thể xuất hiện các mẩn đỏ
Cách trị sốt xuất huyết cho bà bầu
1. Gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ và không được tự ý dùng thuốc
Bất kỳ dấu hiệu nào xảy ra với bà bầu giai đoạn thai kỳ, lời khuyên tốt nhất là hãy đến gặp chuyên gia y tế để được hỗ trợ. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng bệnh và đưa cho mẹ bầu những lời khuyên hữu ích.
Tuy hiện nay đã có một số loại thuốc có tác dụng chữa sốt xuất huyết, nhưng bà bầu tuyệt đối không tự ý sử dụng khi không có chỉ định của chuyên gia. Bởi vì chúng ta không ai chắc chắn được rằng, thành phần trong thuốc có phù hợp với có địa bà bầu lúc đó không, ngoài chuyên gia y tế.
2. Nghỉ ngơi và có chế độ ăn uống hợp lý
Ngỉ ngơi và có chế độ ăn uống hợp lý là một phương pháp hữu hiệu giúp trị sốt xuất huyết. Bà bầu bị sốt xuất huyết nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh để cơ thể làm việc nhiều dẫn đến mệt mỏi và suy nhược. Bên cạnh đó, hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, bổ sung dinh dưỡng và các dưỡng chất cần thiết để cơ thể khỏe mạnh. Cơ thể khỏe mạnh sẽ có sức đề kháng tốt, khả năng miễn dịch cao sẽ giúp chống lại cac vi khuẩn hay virus gây bệnh tốt hơn.
3. Uống nhiều nước
Bà bầu bị sốt xuất huyết uống nhiều nước để cải thiệ tình trạng bệnh. Khi sốt, lượng nước trong cơ thể từ đường hô hấp và từ da bốc hơi rất nhiều. Cho nên phải uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm để bổ sung, nếu không sẽ có hiện tượng mất nước và ốm thêm nặng. Thêm vào đó, nước có tác dụng điều tiết thân nhiệt, nên uống nhiều nước sẽ giúp giảm thấp thân nhiệt thông qua mồ hôi hoặc tiểu tiện.
Bà bầu bị sốt xuất huyết có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mang thai bị sốt xuất huyết hiện nay vẫn chưa có chỉ định hay chứng minh cụ thể nào là mẹ phải bỏ thai để đảm bảo an toàn. Vẫn có trường hợp, bà bầu bị sốt xuất huyết sinh con ra vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn có khả năng gặp một số tình trạng xấu. Cụ thể như:
1. Sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân
Sốt xuất huyết sẽ làm cơ thể mẹ yếu ớt, ăn không ngon dẫn đến sức đề kháng kém. Sức đề kháng kém làm cho khả năng bảo vệ thai nhi cũng kém theo, do đó nguy cơ sinh non ở mẹ bầu là khá cao. Song song với đó, bà bầu sinh bé ra dễ bị thiếu cân, ốm yếu. Qúa trình phát triển sau này của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bé có thể suy dinh dưỡng, chậm lớn, khả năng nhận thức và học hỏi kém,…
2. Giảm tiểu cầu
Tiểu cầu là một loại tế bào máu, có vai trò rất quan trọng trong việc cầm máu. Theo nghiên cứu có đến 5% thai phụ bị mắc chứng giảm tiểu cầu giai đoạn thai kỳ. Giảm tiểu cầu càng nhiều thì khả năng cầm máu sẽ càng thấp, do đó có thể xem giảm tiểu cầu là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ và bé.
3. Sảy thai
Phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng cao, tình trạng mất nước cũng kéo dài, lâu ngày sẽ dẫn đến tổn thương chức năng gan, thận. Vì vậy, sốt xuất huyết có thể gây suy thai, sinh non, thai chết lưu. Đặc biệt, bà bầu bị sốt xuất huyết 3 tháng đầu tỉ lệ sảy thai sẽ cao hơn những giai đoạn khác.
Lưu ý khi bà bầu bị sốt xuất huyết
1. Bà bầu bị sốt xuất huyết nên ăn gì?
Những thực phẩm phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết nên ăn:
- Thực phẩm mềm, loãng, dễ tiêu như: cháo, canh, súp,…
- Các loại thực phẩm chứa nhiều sắt như: thịt bò, các loại đậu, cá hồi, hải sản, bí ngô, củ cải đỏ…
- Nước ép từ các loại rau, hoa quả tươi.
- Uống nhiều nước.
- Rau củ quả như: súp lơ xanh, cải bó xôi, cà rốt, dưa chuột,…
- Nước chanh, nước cam, nước dừa,…
2. Bà bầu bị sốt xuất huyết không nên ăn gì?
Mẹ bầu bị sốt xuất huyết kiêng ăn uống những gì:
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán.
- Thực phẩm cay, nóng, nhiều gia vị.
- Thực phẩm có màu sẫm như cà phê, socola, coca, dưa hấu,…
- Đồ uống ngọt: soda, mật ong, đường, nước ngọt, siro,…
- Không uống rượu, bia, cà phê.
3. Bà bầu bị sốt xuất huyết kiêng gì?
Người bị sốt xuất huyết kiêng gì để có thể điều hòa huyết áp:
- Ăn mặc quá phong phanh hoặc quá kín.
- Đến những nơi có không khí ẩm.
- Đến những nơi đông người.
- Không ra gió, tắm nước lạnh.
- Không nên tự ý dùng thuốc hạ nhiệt.
- Tránh đi lại nhiều.
4. Bà bầu bị sốt xuất huyết cần đến gặp bác sĩ ngay nếu:
Phụ nữ có thai bị sốt xuất huyết cần đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp các tình trạng sau:
- Tính từ ngày thứ tư khi bắt đầu phát sốt. Nếu bà bầu vẫn sốt cao, hoặc hết sốt nhưng lại có triệu chứng như da khô, bứt rứt vật vã, tiểu ít, vã mồ hôi lạnh, nôn, buồn nôn…thì cần nhanh chóng nhập viện ngay.
- Những tình trạng như phát ban da, môi bầm, chảy máu cam, chảy máu chân răng, đại tiện phân đen…cũng nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất.
- Nếu thân nhiệt giảm xuống 35 độ C kèm theo những biểu hiện tụt huyết áp, mê sảng, co giật, sốc nặng chính là tình trạng đặc biệt nghiêm trọng, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị sốt xuất huyết phải làm sao? Bà bầu bị sốt xuất huyết có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị sốt xuất huyết.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị phù chân phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị hôi miệng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp